TRẺ HAY NGHỊCH NGỢM CÓ PHẢI LÀ DẤU HIỆU CỦA SỰ THÔNG MINH KHÔNG?

TRẺ HAY NGHỊCH NGỢM CÓ PHẢI LÀ DẤU HIỆU CỦA SỰ THÔNG MINH KHÔNG?

Các bậc cha mẹ hiện đại giờ đây không còn ép con họ phải hoàn toàn vâng lời để trở thành một đứa trẻ ngoan. Vì một số người tin rằng, một đứa trẻ nghịch ngợm (hiểu theo một cách khác là hiếu động) là một đứa trẻ thông minh và có thể đạt được nhiều thành công trong tương lai. Vậy trẻ hay nghịch có thông minh không?

Thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được rằng hay nghịch là dấu hiệu của một đứa trẻ có trí tuệ phát triển. Mặc dù vậy, các nhà tâm lý học cho biết tính hiếu động thực sự có thể giúp trẻ có được một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh.

Nghịch ngợm là bản tính của trẻ em

Hầu hết trẻ em đều rất hiếu động và đây là một phần bản chất của chúng. Cho dù trêu chó, chọc mèo; hay leo cây, lội bùn,… thì đó cũng chỉ là cách trẻ thể hiện bản tính tự nhiên.

Trẻ hay nghịch rất khỏe mạnh

Không ai có thể biết chính xác trẻ hay nghịch có thông minh không, nhưng chắc chắn rằng, trẻ hay nghịch có một cơ thể khỏe mạnh.

Xem Thêm:  ĐỌC SÁCH CHO BÉ - GIÚP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ NÃO BỘ

Chỉ khi có một cơ thể khỏe mạnh, con mới có thể chạy nhảy, nô đùa khắp nơi để biến thành một đứa trẻ “hay nghịch” trong mắt cha mẹ. Vì thế, chẳng có gì đáng buồn khi con thường xuyên nghịch ngợm.

TRẺ HAY NGHỊCH NGỢM CÓ PHẢI LÀ DẤU HIỆU CỦA SỰ THÔNG MINH KHÔNG?

Trẻ hay nghịch độc lập và không ngại thể hiện bản thân

Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và cách thức tương tác với thế giới riêng biệt. Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngại thể hiện bản thân và tính độc lập của mình ngay cả khi bị người khác đánh giá.

Trẻ hay nghịch là những đứa trẻ vui tươi

Khi buồn bã, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cảm thấy thiếu sinh lực, mất đi sự nhiệt tình và hứng thú với các hoạt động trước đây từng yêu thích. Vì vậy, khi trẻ đùa nghịch khắp nơi, điều đó có nghĩa là chúng đang rất vui vẻ.

TRẺ HAY NGHỊCH NGỢM CÓ PHẢI LÀ DẤU HIỆU CỦA SỰ THÔNG MINH KHÔNG?

Trẻ nghịch ngợm để khám phá thế giới

Trẻ em rất thích mày mò những đồ vật trong nhà, đùa nghịch với chó mèo, nhặt đá ven đường, bứt hoa cỏ trong vườn,… Những việc này có thể bị coi là nghịch ngợm. Nhưng thực chất, đó chính là cách mà các con tìm hiểu về thế giới.

Những đứa trẻ hay nghịch thường rất sáng tạo

Những đứa trẻ nghịch ngợm có trí tưởng tượng không giới hạn và chúng háo hức thử các ý tưởng của mình. Khi trưởng thành, những đứa trẻ này có thể thể hiện cách tiếp cận sáng tạo đối với mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Xem Thêm:  THÍ NGHIỆM KHOA HỌC ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ VỚI NHỮNG TRÁI TRỨNG

Hay nghịch là bản tính tự nhiên của trẻ em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nghịch ngợm quá mức là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Chứng bệnh này có thể khiến trẻ học yếu, giao tiếp xã hội kém và thường vi phạm kỷ luật. Do đó, cha mẹ nên phân biệt rõ tính hiếu động ở trẻ em và chứng tăng động giảm chú ý để có phương pháp nuôi dạy phù hợp.

TRẺ HAY NGHỊCH NGỢM CÓ PHẢI LÀ DẤU HIỆU CỦA SỰ THÔNG MINH KHÔNG?

Nếu cha mẹ cảm thấy trẻ nghịch ngợm quá mức, nghi ngờ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời. Ngược lại, nếu trẻ chỉ hiếu động thông thường, thay vì ngăn cấm, cha mẹ cần có phương pháp giáo dục phù hợp.

Thông qua bài viết này, cha mẹ có thể thấy rằng mặc dù chưa rõ trẻ hay nghịch có thông minh không, song không nên ngăn cấm tính hiếu động của trẻ. Vì nghịch ngợm không chỉ là bản tính mà còn giúp trẻ khám phá thế giới đồng thời có được cuộc sống hạnh phúc hơn. Dẫu vậy, cha mẹ cũng đừng quên áp dụng phương pháp nuôi dạy đúng cách để con phát triển một cách toàn diện.

Phạm Hà tags :trẻ nghịch ngợm, trẻ hiếu động liệu có thông minh, trẻ hiếu động, trẹ nghịch ngợm liệu có thông minh

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Xem Thêm:  10 bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *