Categories: Góc cha mẹ

THÍ NGHIỆM “NHŨNG HẠT GẠO NHẢY MÚA” DÀNH CHO TRẺ MẦM NON

THÍ NGHIỆM “NHŨNG HẠT GẠO NHẢY MÚA” DÀNH CHO TRẺ MẦM NON

Làm sao để khiến các hạt gạo bé thường ăn hằng ngày có thể nhảy múa nhỉ? Với những nguyên liệu đơn giản và dễ tìm ba mẹ và bé có thể thực hiện thí nghiệm này tại nhà. Chắc chắn các bé sẽ rất thích thú và tò mò về hiện tượng này đấy! Ba mẹ và bé hãy cùng nhau thực hiện thí nghiệm Hạt gạo nhảy múa ngay nhé!

Để thực hiện thí nghiệm ba mẹ và bé cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • Ly, cốc thủy tinh
  • Nước
  • Baking Soda
  • Giấm
  • Gạo
  • Thìa
  • Màu thực phẩm

Đầy đủ nguyên liệu rồi bắt tay vào thí nghiệm thôi nào!

Bước 1: Hòa tan Baking Soda

Trước tiên cho nước vào cốc thủy tinh, sau đó đổ khoảng 1 thìa baking soda vào và khuấy đều.

Bước 2: Từ từ cho gạo vào nước và quan sát hiện tượng.

Lúc này gạo sẽ chìm xuống đáy cốc vì gạo nặng hơn nước. ( Nếu gạo không chìm xuống có thể là do lượng quá ít, ba mẹ hãy cho thêm một chút gạo hoặc đổi gạo thành nho khô).

Xem thêm:

Thí nghiệm thí vị cho trẻ mầm non – “Hoa đổi màu”

Thí nghiệm khoa học vui nhộn cho trẻ mầm non tại nhà

Bước 3: Thêm 1 thìa giấm vào hỗn hợp

Khi thêm giấm ba mẹ cùng bé quan sát hiện tượng xảy ra trong cốc nhé. Ba mẹ có thể hỏi bé và để bé mô tả các hiện tượng xảy ra trong cốc.

Bước 4: Thêm vài giọt màu thực phẩm vào hỗn hợp

Lúc này các hạt gạo đang dần nổi lên mặt nước và quyện vào dung dịch màu thực phẩm giống như “hạt gạo nhảy múa” vậy.

Khi phản ứng hóa học này xảy ra chậm lại, ba mẹ có thể cho thêm baking soda xem có điều gì xảy ra. Sau đó, cho thêm giấm các hạt gạo sẽ tiếp tục nhảy múa.

Giải thích cho thí nghiệm những hạt gạo nhảy múa.

Baking soda chứa các thành phần tẩy rửa (bazơ), kết hợp với giấm có tính axit mạnh sẽ tạo ra phản ứng có ga (sủi bọt khí). Các khi này sủi lên trong nước sẽ làm các hoạt gạo đang ở đáy cốc được đẩy lên. Đó chính là hiện tượng những hạt gạo nhảy múa. 

Thật là một thí nghiệm khoa học thú vị dành cho ba mẹ và các bé.Cả nhà hãy thử thực hiện tại nhà và quan sát thí nghiệm vui nhộn này nhé. Nếu ba mẹ và các bé muốn tìm hiểu thêm và thực hiện thêm các thí nghiệm về các loài cây có thể tìm hiểu tại link nhé! Cảm ơn ba mẹ và các bé đã chú ý theo dõi bài viết!

Nếu ba mẹ và các bé quan tâm có thể tham khảo thêm TẠI LINK này. Hy vọng các thí nghiệm khoa học thú vị sẽ đem đến nhiều niềm vui và sự hứng thú với khoa học cho ba mẹ và các bé.

Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!

Phạm Hà tags :thí nghiệm, thí nghiệm khoa học, thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non, thí nghiệm khoa học vui nhộn, thí nghiệm hạt gạo nhảy múa, hạt gạo nhảy múa

Nguồn: http://mncatlinhdd.edu.vn/ Tác giả: Nguyễn Lân dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Share
Published by
Nguyễn Lân Dũng

Recent Posts

Review TOP 4 máy học tiếng Anh được dùng nhiều nhất hiện nay

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được lợi ích của máy học tiếng Anh…

4 phút ago

Top 5+ bộ đồ chơi tiếng Anh giúp con chơi vui học tốt

Việc chia sẻ khỉ sau đây sẽ giúp bạn tìm thấy đồ chơi tiếng Anh…

34 phút ago

Hậu quả kinh tế của những phát kiến địa lý

Những khám phá địa lý lớn của các thế kỷ XV và XVI đã gây…

1 giờ ago

[1000+] Tên tiếng Anh hay cho nữ và nam 2025 (kèm ý nghĩa)

Bạn đang muốn tìm cho con mình một cái tên tiếng Anh hay và ý…

1 giờ ago

Sự hình thành đế quốc thực dân và chính sách thực dân của Bồ Đào Nha

Sau khi tìm thấy biển đến Ấn Độ, Bồ Đào Nha đã cố gắng nắm…

2 giờ ago

Sự thành lập đế quốc thực dân Tây Ban Nha

Kể từ cuộc thám hiểm đầu tiên của Crixin Colombo, người Tây Ban Nha đã…

2 giờ ago

This website uses cookies.