THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VUI VỚI TRỨNG CHO BÉ MẦM NON

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VUI VỚI TRỨNG CHO BÉ MẦM NON

Trứng là vật thể quen thuộc với hầu hết chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ. Những điều thú vị về trứng, những điều kỳ diệu về trứng không phải ai cũng biết. Hãy để Kiddi giới thiệu với ba mẹ và các con những thí nghiệm khoa học vui với trứng nhé để biết trứng trong cuộc sống của chúng ta còn ẩn chứa những điều thú vị nào nữa.

Thí nghiệm khoa học vui với trứng: Vỏ trứng không còn nữa

Chuẩn bị:

  • Giấm,

  • 1 ly thủy tinh,

  • 1 quả trứng sống.

Thực hiện:

  • Cho trứng vào ly sau đó đổ giấm vào.

  • Ngâm trứng trong giấm khoảng 12-24h

Hiện tượng: Kết thúc thời gian ngâm, ba mẹ hãy lấy trứng ra khỏi ly và cho bé quan sát. Lúc này, bỏ trứng đã không còn nữa mà chỉ còn lớp bọc màu vàng.

Giải thích: Giấm trắng đã làm phân hủy lớp vỏ cứng của trứng.

Thí nghiệm khoa học vui với trứng: Bóng nảy bằng trứng

Chuẩn bị:

  • Trứng

  • Giấm

Thực hiện:

  • Ngâm trứng trong giấm trắng khoảng 36 tiếng sau đó cạo hết lớp vỏ bẩn trên quả trứng.

Xem Thêm:  Mách mẹ 5 món ngon cho trẻ ăn kèm với cơm

Kết quả: Lớp vỏ cứng màu trắng của trứng không con nữa. Chỉ còn lớp màng bọc màu vàng. Quả trứng có độ đàn hồi như cao su, làm bóng nảy nhưng không bị vỡ.

Giải thích:

  • Giấm trắng có khả năng phân hủy lớp vỏ cứng của trứng nhưng vẫn giữ được lớp màng.

  • Lớp màng này có thành phần là Keratin rất dai nên có thể làm quả trứng này nảy lên mà không bị vỡ.

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VUI VỚI TRỨNG CHO BÉ MẦM NON

Thí nghiệm khoa học vui với trứng: Trứng chui vào chai hẹp

Chuẩn bị:

  • Trứng

  • Bật lửa

  • Chai thủy tinh

Thực hiện:

  • Đốt miệng chai hoặc hơ miệng chai có kích thước nhỏ hơn kích thước của quả trứng.

  • Hơ miệng chai cho đến nóng rồi đặt quả trứng trên miệng chai và quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: Quả trứng to trôi thẳng vào trong chai.

Giải thích: Khi các phân tử gặp nhiệt lớn sẽ di chuyển cách xa nhau và tạo ra một áp lực đó là lực đẩy lên miệng chai. Quả trứng khi tiếp xúc với miệng chai sẽ sẽ bị hút xuống.

Lưu ý: Ba mẹ hãy thực hiện thí nghiệm để bé quan sát. Bởi sử dụng bật lửa có thể nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu không có sự giám sát của người lớn.

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VUI VỚI TRỨNG CHO BÉ MẦM NON

Thí nghiệm khoa học vui với trứng: Trứng nổi trứng chìm trong nước

Chuẩn bị:

  • 2 quả trứng

  • 2 ly nước

  • Một ít muối

Thực hiện:

  • Cốc 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào.

  • Cốc 2: Đổ nước nóng và cho từ 4-5 thìa muối. Khi nước nguội trở lại thì ta sẽ thí nghiệm và quan sát hiện tượng.

  • Thả 2 quả trứng vào 2 cốc nước trên.

Xem Thêm:  Danh Sách Cộng Đồng Review Trường Mầm Non Trên Cả Nước

Hiện tượng: Quả trứng ở cốc 1 chìm xuống và quả trứng ở cốc 2 nổi lên.

Giải thích:

  • Cốc 1 trứng chìm bởi vì mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc.

  • Cốc 2 trứng nổi lên bởi vì mật độ phân tử của nước muối cao hơn so với vỏ trứng, do đó quả trứng được các phân tử nước muối nâng đỡ nên không thể chìm xuống được.

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VUI VỚI TRỨNG CHO BÉ MẦM NON

Thí nghiệm khoa học vui với trứng: Phân biệt trứng sống, trứng chín

Nếu có 2 hoặc nhiều quả trứng sống, trứng chín lẫn lộn với nhau, làm thế nào để phân biệt chúng? Thật là một câu hỏi khó với các bé mầm non, thậm chí nhiều người lớn cũng không biết.

Thật đơn giản, ba mẹ và con hãy thực hiện động tác sau:

  • Xoay 2 quả trứng trên mặt phẳng và quan sát hiện tượng.

  • Nếu quả nào quay tít thì đó là trứng chín, còn quả nào chỉ lắc lư thì đó là trứng sống.

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VUI VỚI TRỨNG CHO BÉ MẦM NON

Chỉ với những quả trứng, đồ vật quen thuộc trong gia đình, ba mẹ và các con đã có thể thực hiện những thí nghiệm khoa học vui với trứng rồi. Những thí nghiệm nhỏ này sẽ giúp bé phát hiện ra những đặc tính thú vị, đặc biệt của trứng, vừa giúp bé có hứng thú khám phá thế giới quanh mình.
Minh Thu tags :lợi ích của thí nghiệm khoa học, thí nghiệm khoa học mầm non, trẻ mầm non thí nghiệm, thí nghiệm vui

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Xem Thêm:  NHỮNG LOẠI GIẤY THƯỜNG DÙNG KHI GẤP GIẤY ORIGAMI NGHỆ THUẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *