THÍ NGHIỆM KHOA HỌC STEM: VẼ MẶT TRĂNG HƠI NƯỚC

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC STEM: VẼ MẶT TRĂNG HƠI NƯỚC

Mặt trăng trên bầu trời đêm của luôn huyền ảo và đẹp một cách kỳ bí. Hôm nay ba mẹ và bé hãy cùng thực hiện các thí nghiệm giáo dục STEAM vẽ mặt trăng sơn mờ này, để các em có thể tìm hiểu về cả thiên văn học, hóa học và nghệ thuật nhé! Đây là thí nghiệm STEAM sử dụng kết hợp các phản ứng hóa học, nghệ thuật vẽ tranh và kiến thức không gian chỉ với các nguyên liệu đơn giản dễ tìm là muối nở và giấm. Hãy cùng tham gia vào dự án STEAM thú vị này ngay nào!

Trước khi tiến hành thí nghiệm giáo dục STEAM này, bạn cần chuẩn bị:

Nguyên liệu

  • Các tấm thẻ đen hoặc các bìa giấy cứng

  • Baking Soda

  • Giấm ăn

  • Một bình xịt

  • Sơn thủ công hoặc màu vẽ

  • Chén và các dụng cụ pha chế

  • Cọ vẽ hoặc các cọ sơn thủ công

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC STEM: VẼ MẶT TRĂNG HƠI NƯỚC
Xem thêm:

Thí nghiệm “Những hạt gạo nhảy múa” dành cho trẻ mầm non

Thí nghiệm khoa học STEM: Vẽ LEGO bằng năng lượng mặt trời

Cách tiến hành thí nghiệm vẽ mặt trăng bằng hơi nước

Bước 1: Trộn màu vẽ

  • Trộn 1/2 thìa sơn (hoặc màu vẽ) với một thìa muối nở và trộn lại như hình

  • Trộn 1/2 thìa sơn và bột nở cho hoạt động giáo dục STEAM vẽ trăng

  • Trộn 1/2 thìa sơn và bột nở

Xem Thêm:  Cách người Hà Lan dạy trẻ để trở nên hạnh phúc mỗi ngày

Lưu ý: 3 hỗn hợp này để trong 3 lọ khác nhau

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC STEM: VẼ MẶT TRĂNG HƠI NƯỚC

Bước 2: Vẽ một vòng tròn mặt trăng

Vẽ một vòng tròn trên miếng thẻ đen hoặc một tấm bìa giấy cứng

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC STEM: VẼ MẶT TRĂNG HƠI NƯỚC

Bước 3: Vẽ mặt trăng bằng hỗn hợp đã trộn sẵn

Sử dụng đầu cọ sơn hoặc cọ màu để vẽ một mặt trăng với các sắc độ xanh khác nhau (lưu ý: mật độ sơn phải dày mỏng khác nhau). Chờ cho màu vẽ/ màu sơn của bạn khô lại. Ngoài ra, ba mẹ có thể cùng bé trang trí thêm một số ngôi sao xung quanh bằng bút chì trắng hoặc bút dạ tùy theo ý thích của mình.

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC STEM: VẼ MẶT TRĂNG HƠI NƯỚC

Bước 4: Chiêm ngưỡng điều thú vị

Khi bức tranh mặt trăng đã khô hoàn toàn, hãy sử dụng bình xịt để phun giấm lên bức tranh và quan sát bức tranh đó. Xịt giấm vào bức tranh để hoàn thành thí nghiệm giáo dục STEAM vẽ trăng sơn mờ.

Ba mẹ và bé đã thấy điều kỳ diệu chưa? Hãy tiếp tục theo dõi và tạo ra một hệ mặt trời gồm các hành tinh như Mặt trời, sao Hỏa, sao Kim, thậm chí là Trái Đất! Hoặc mở rộng hoạt động thí nghiệm STEAM chủ đề Mặt trăng này bằng cách cắt các hình dạng khác nhau cho các giai đoạn của Mặt trăng và sơn chúng bằng sơn baking soda.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bé đã trải sơn thành một lớp dày để có kết quả loang màu tốt nhất. Ngoài ra, ba mẹ muốn đảm bảo rằng bức vẽ mặt trăng bằng sơn hoặc màu của bạn khô trước khi bạn xịt giấm lên.

Xem Thêm:  Gợi ý bữa sáng nhanh gọn cho bé (trên 24 tháng tuổi) của mẹ công sở

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC STEM: VẼ MẶT TRĂNG HƠI NƯỚC

Giải thích thí nghiệm:

Khoa học đằng sau thí nghiệm vẽ mặt trăng bằng sơn sủi bọt này là phản ứng hóa học xảy ra giữa muối nở và giấm! Muối nở là một bazơ, và giấm là một axit. Đây là thí nghiệm giáo dục STEAM giúp các bé hiểu hơn về phản ứng hóa học trong đời sống thường ngày quanh ta. Ba mẹ và các bé có thể nghe thấy âm thanh khi phản ứng xảy ra, nhìn thấy bong bóng và thậm chí cảm nhận được sự phình bong bóng nếu bạn giữ tay gần bề mặt giấy.

Kết hợp khoa học đơn giản của phản ứng hóa học này với một dự án nghệ thuật thú vị cho STEAM. Khoa học + Nghệ thuật = STEAM!

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết để ba mẹ có thể thực hiện làm dự án STEM đơn giản và thú vị cho các bé. Chúc ba mẹ cùng các bé thực hiện thí nghiệm thành công!

Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!

Phạm Hà tags :STEM, thí nghiệm, thí nghiệm khoa học, thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non, thí nghiệm khoa học stem

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Xem Thêm:  HƯỠNG DẪN BÉ SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ ĐÚNG CÁCH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *