Tác hại của việc cho trẻ dưới 3 tuổi ăn đồ ăn nhanh và uống nước ngọt

Tác hại của việc cho trẻ dưới 3 tuổi ăn đồ ăn nhanh và uống nước ngọt

Nhiều cha mẹ tại Việt Nam thường có thói quen cho bé tiền để mua bánh kẹo, nước ngọt để bé ăn vặt hoặc thậm chí đối với những bé nhỏ chưa biết sử dụng tiền thì ba mẹ lại mua bánh kẹo, bánh snack để vào cặp cho bé đem đến lớp khi đi học. Liệu cha mẹ có hiểu hết được tác hại của những sai lầm đó???

Xem thêm: DINH DƯỠNG CHO CON PHÁT TRIỂN KHỎE MẠNH

Thực tế, Báo cáo gần đây tại Hội Nghị dinh dưỡng nhi khoa quốc tế, Gs.Bs. Huffman, ĐH California, Mỹ đã cho thấy: “Nhiều hơn 20% các bé độ tuổi 6-8 tháng đã bắt đầu cho làm quen với các loại bánh ngọt, bánh snack (do cha mẹ hoặc người thân cho bé ăn chơi như “cho bé ăn thử xem bé có thích không”) Quá sai lầm cho việc “ăn thử tai hại này”. Gs. Huffman nhấn mạnh việc ăn những thức ăn giàu đường hay nhiều muối này là đang làm bé rối loạn vị giác, dù chỉ 1 lần. Chính cha mẹ làm bé biếng ăn, làm bé kén ăn khi chính cha mẹ đưa cho bé ăn những món mà các chuyên gia dinh dưỡng không bao giờ khuyến khích cha mẹ làm điều này.

HÃY NGƯNG CHO BÉ DƯỚI 3 TUỔI ĂN CÁC BÁNH SNACK, BÁNH KẸO, SOCOLA VÀ NƯỚC NGỌT

Và báo cáo cũng cho thấy rằng :”75% các bé Châu Á bắt đầu “nghiện” các loại thức ăn này khi bước sang 2 tuổi nếu giới thiệu trẻ từ sớm”. Lại 1 cái sai nghiêm trong nữa mà cha mẹ Châu Á mắc phải là cứ nghĩ: bé ăn không tốt, thì cứ cho bé ăn lặt vặt mấy món này, bé có vẻ thích ăn. Quá sai lầm cho suy nghĩ này, bé càng ăn lặt vặt mấy món giàu năng lượng từ chất béo trans-fat này (1 loại chất béo rất tệ cho tim mạch và não bộ các bé) làm các bé no, giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác và hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả.

Xem Thêm:  LỨA TUỔI NÀO LÀ PHÙ HỢP ĐỂ BẮT ĐẦU CHO BÉ HỌC NGOẠI NGỮ?

HÃY NGƯNG CHO BÉ DƯỚI 3 TUỔI ĂN CÁC BÁNH SNACK, BÁNH KẸO, SOCOLA VÀ NƯỚC NGỌT

Thành phần dinh dưỡng của các loại bánh Snack, bánh kẹo, socola và nước ngọt???

Tác hại của việc cho trẻ dưới 3 tuổi ăn đồ ăn nhanh và uống nước ngọt

Không có chất dinh dưỡng nào mang lợi ích từ các loại trên. Ngược lại, các loại bánh này là có hàm lượng muối hoặc đường rất cao, lượng chất béo xấu rất cao (Báo cáo của BBC Health cho thấy 1 bịch snack 35gram chứa 3 muỗng cafe dầu (15ml dầu). Hàm lượng dầu quá cao như vậy làm bé có các vấn đề tiêu hóa khi ăn là dễ hiểu).

Hơn nữa, các loại snack không lành mạnh này còn chứa chất ổn định, chất nhũ hóa, chất bảo quản. Đặc biệt các chất điều vị gồm các a-xít, do đó, gia tăng rối loạn vị giác của bé và tạo môi trường cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Xem thêm: Gợi ý bữa sáng nhanh gọn cho bé (trên 24 tháng tuổi) của mẹ công sở

Những nguy cơ sức khỏe liên quan với việc ăn bánh Snack, bánh kẹo và nước ngọt

Việc ăn quá nhiều đường và muối sẽ làm vị giác bé rối loạn, dẫn đến biếng ăn kéo dài, khó điều trị. Ngoài ra, còn gia tăng cao huyết áp nhi khoa và phát triển bệnh tim khi bé lớn.

Chậm phát triển trí não và gia tăng nguy cơ các bệnh khác do nhiều chất điều vị không khuyên dùng cho nhi khoa, nhưng các loại bánh snack này đều chứa các chất điều vị này.

Thay thế những loại Snack không lành mạnh bằng những thực phẩm khác lành mạnh hơn

Xem Thêm:  SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC SỮA NÀO TỐT HƠN CHO BÉ? SỬ DỤNG SỮA CÔNG THỨC CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

HÃY NGƯNG CHO BÉ DƯỚI 3 TUỔI ĂN CÁC BÁNH SNACK, BÁNH KẸO, SOCOLA VÀ NƯỚC NGỌT

  • Các loại hạt ăn dặm như hạt bí, hướng dương…
  • Trái cây không quá ngọt như bơ, chuối, dâu tây, thanh long,… để bé học mùi vị và lấy chất dinh dưỡng từ tự nhiên.
  • Sữa chua và phô mai
  • Tự làm các loại bánh cho bé như cup-cake cà rốt, bí đỏ, khoai lang, hoặc xiên que trái cây hoặc tôm thịt cá

Nguồn tham khảo:BBC (2016) Pack-a-day crisp habit’ warning [Accessed 30 July 2016]

Huffman, S. L., Piwoz, E. G., Vosti, S. A., & Dewey, K. G. (2014). Babies, soft drinks and snacks: a concern in low- and middle-income countries? Maternal & Child Nutrition, 10(4), 562–574.

Phạm Trang

Nguồn: http://mncatlinhdd.edu.vn/ Tác giả: Nguyễn Lân dũng

Nguồn: http://mncatlinhdd.edu.vn/ Tác giả: Nguyễn Lân dũng

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *