SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC CẤP ĐỘ SUY DINH DƯỠNG

SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC CẤP ĐỘ SUY DINH DƯỠNG

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, một đứa trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ không phát triển đúng với tiềm năng của nó. Khi dinh dưỡng không hợp lý, chiều cao, cân nặng, vòng ngực, hệ thống xương phát triển chậm đi nhiều, đồng thời sức đề kháng của cơ thể giảm.

1. Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng hoặc tiêu thụ quá mức cần thiết dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng trong thời gian dài ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là cân nặng của trẻ thấp hơn so với cân nặng chuẩn của WHO.

Biểu hiện của trẻ em bị suy dinh dưỡng

Nếu gặp những biểu hiện sau đây thì mẹ nên lưu ý vì trẻ có thể đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng:

  • Trẻ tăng cân chậm hoặc không tăng cân trong nhiều tháng liền
  • Bé hay ốm vặt, mắc các bệnh về đường hô hấp nhiều lần khi tiết trời thay đổi
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc
  • Trẻ không đạt chuẩn chiều cao trung bình, thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa
  • Bé suy dinh dưỡng sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa, thường xuyên đi ngoài và đi nhiều lần
  • Trẻ chậm đi, chậm bò dù đã quá tuổi
  • Da của trẻ xanh xao, môi nhợt nhạt
Xem Thêm:  NHỮNG CỘT MỐC CẦN LƯU Ý KHI CHO CON HỌC TIẾNG ANH. THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ BẮT ĐẦU CHƯƠNG TRÌNH GRAPESEED?

Nếu bé đang có những dấu hiệu trên thì giải pháp tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến  trung tâm y tế để theo dõi rõ hơn tình trạng của bé và lắng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Những hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em

Tuy bé bị suy dinh dưỡng không gây ra những hậu quả nguy hiểm tức thời nhưng nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển về trí não của bé, sau đây là một số tác động xấu bé có thể gặp phải mẹ nên lưu ý:

  • Tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Dễ mắc bệnh nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… thường nặng, kéo dài. Trẻ bệnh ăn uống kém nhưng nhu cầu năng lượng gia tăng làm cho suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn. 

Chậm phát triển thể chất, tâm thần

  • Giảm phát triển tất cả các cơ quan.
  • Giảm phát triển hệ cơ xương, ảnh hưởng chiều cao, tầm vóc.
  • Giảm phát triển trí não: Do thiếu dưỡng chất cho não (chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, taurine…) trẻ chậm chạp, giao tiếp xã hội thường kém, giảm học hỏi, tiếp thu.

Và nhiều hậu quả khác

  • Nguy cơ béo phì sau giai đoạn suy dinh dưỡng do thấp chiều cao.
  • Khả năng làm việc, lao động kém hơn khi trưởng thành.
  • Dễ trở thành người phụ nữ thấp bé/trẻ gái suy dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ sinh con suy dinh dưỡng.
Xem Thêm:  Những lưu ý về dinh dưỡng của bé trong ngày Tết

Thế nào là suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus)? | Vinmec

Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng: Trẻ có chỉ số cân nặng dưới –2SD theo tuổi, nghĩa là trẻ bị thiếu hụt về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên, không đánh giá được khoảng thời gian trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, đây là chỉ số cơ bản và đầu tiên được sử dụng nhằm phát hiện sớm trẻ có bị thiếu dinh dưỡng không, sau đó, dựa vào những chỉ số khác như chiều cao, BMI, cân nặng theo chiều cao để để đánh giá, kết luận tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.

Suy dinh dưỡng cấp tính: Theo tuổi, trẻ có chỉ số chiều cao bình thường, tuy nhiên, chỉ số cân nặng theo chiều cao của trẻ lại dưới -2SD. Điều này có nghĩa là trẻ mới bị suy dinh dưỡng do chế độ ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.

Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng - Y Học Cộng Đồng

Suy dinh dưỡng mãn tính đã phục hồi: Theo phân loại suy dinh dưỡng dựa vào z-cores, nếu trẻ có chỉ số chiều cao dưới -2SD theo tuổi nhưng chỉ số cân nặng theo chiều cao bình thường, thì có nghĩa là trẻ đã bị suy dinh dưỡng nặng từ lâu. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tầm vóc của trẻ, tuy nhiên hiện nay trẻ đã phục hồi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ có tình trạng dinh dưỡng như vậy cần được theo dõi để tránh nguy cơ béo phì vì trẻ có chiều cao thấp.

Xem Thêm:  Bài tập vận động cho trẻ từ 1- 3 luôn khỏe mạnh và thông minh

Suy dinh dưỡng mãn tính tiến triển: Theo phân loại suy dinh dưỡng dựa vào z cores, nếu trẻ có chỉ số chiều cao dưới -2SD theo tuổi và chỉ số cân nặng theo chiều cao cũng dưới -2SD, nghĩa là trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ lâu nhưng tình trạng này vẫn tiến triển đến thời điểm hiện tại.

Suy dinh dưỡng bào thai: Nếu sau khi chào đời, trẻ có chỉ số cân nặng là dưới 2,5 kg, chiều dài dưới 48cm và chu vi vòng đầu nhỏ hơn 5cm, nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai.

Phạm Hà tags :suy dinh dương, suy dinh dưỡng là gì, các cấp độ suy dinh dưỡng

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *