Categories: Góc cha mẹ

SUY DINH DƯỠNG THỂ PHÙ LÀ GÌ? BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

SUY DINH DƯỠNG THỂ PHÙ LÀ GÌ? BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Khi nhắc đến cụm từ “suy dinh dưỡng” hầu hết ba mẹ đều liên tưởng đến những hình ảnh gầy gò, quắt queo, da bọc xương, thiếu cân,… Nhưng thực tế không hoàn toàn vậy, có những trẻ trông rất bụ bẫm, đáng yêu nhưng lại bị suy dinh dưỡng. Tại sao lại như vậy? Mời ba mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) là một dạng suy dinh dưỡng do thiếu protein trong chế độ ăn uống. Suy dinh dưỡng thể phù thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ trong độ tuổi cai sữa đến 5 tuổi. Trẻ mắc suy dinh dưỡng thể phù thường có biểu hiện phù mắt cá chân, bàn chân, mặt và bụng. 

Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù

Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù thường có khuôn mặt tròn trịa là dấu hiệu của sự phù, tuy nhiên tay chân thì khẳng khiu, trương lực cơ yếu, da có dấu hiệu rối loạn sắc tố. Trẻ có biểu hiện của thiếu máu, gan to, thoái hóa mỡ, phù, giảm đạm máu.

Sau đó khi tình trạng nặng thêm, trẻ sẽ có thêm dấu hiệu phù mặt, mí, mắt và chân tay, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn ở trẻ trai. Cũng tùy vào mức độ suy dinh dưỡng mắt trẻ cũng phù theo, xương gan, tim ruột, tụy, não răng đều có các dấu hiệu bị ảnh hưởng phù.

Ban đầu các biểu hiện có thể không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời mà để tình trạng kéo dài thì tỷ lệ tử vong sẽ khá cao và khả năng điều trị rất khó khăn.

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thể phù là gì?

Nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng thể phù là do thiếu protein trong chế độ ăn uống bao gồm:

  • Thiếu kiến ​​thức dinh dưỡng, dẫn đến những sai lầm khi chăm sóc trẻ, đặc biệt trong giai đoạn ăn dặm từ 6 – 24 tháng tuổi.
  • Do các bệnh di truyền như rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh nội tiết, bệnh thận hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh.
  • Trẻ biếng ăn.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, lao, sởi và AIDS cũng có nguy cơ cao mắc suy dinh dưỡng thể phù.
  • Sử dụng sữa không phù hợp với thể trạng của trẻ.

Phòng ngừa suy dinh dưỡng thể phù bằng cách nào?

Để phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ, trẻ cần được chăm sóc đúng cách ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ở thời gian mang thai mẹ cần được chăm sóc, ăn uống, bồi bổ đủ chất, và theo dõi tăng thường xuyên sự tăng trưởng của thai nhi.

Thời điểm trẻ chào đời, trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Đây là cách phòng ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả nhất nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thường chủ quan bỏ qua mà cai sữa trẻ sớm hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ. Trẻ cần được bú mẹ đến 2 tuổi. Bên cạnh đó sau 6 tháng, cần kết hợp ăn dặm đủ chất cho sự phát triển toàn diện. Phụ huynh chú ý không nên cho trẻ dưới 12 tháng ăn sữa bột nguyên kem vì loại sữa này có nhiều protein nhưng dễ gây tổn thương niêm mạc ruột gây ra rối loạn tiêu hóa, biếng ăn,…

Điều trị suy dinh dưỡng thể phù như thế nào?

Mặc dù suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ em ít gặp hơn thể teo đét, nhưng việc điều trị thể phù khó khăn hơn và tỉ lệ tử vong cao. Điều trị suy dinh dưỡng thể phù thường bắt đầu với việc điều chỉnh tình trạng mất cân bằng chất lỏng và chất điện giải. 

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Điều trị các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Nếu bệnh được xác định sớm, hoàn toàn có thể được điều trị bằng chế độ ăn uống, sử dụng các loại sữa đặc biệt hoặc các thực phẩm trị liệu (RUTF) được tạo thành từ bơ đậu phộng, sữa bột, đường, dầu thực vật, thêm vitamin và khoáng chất.
  • Sau khi tình trạng ổn định, bạn nên cho trẻ ăn từng ít một, từ từ.
  • Với các trường hợp nặng cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám trực tiếp và điều trị.

Hy vọng bài viết này đã giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ. Nếu muốn tham khảo thêm các thông tin về suy dinh dưỡng có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

Phạm Hà tags :suy dinh dương, suy dinh dưỡng thể phù, nguyên nhân của suy dinh dưỡng thể phù, dấu hiệu của suy dinh dưỡng thể phù

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Share
Published by
Nguyễn Lân Dũng

Recent Posts

Xin chào mọi người tiếng Anh là gì? Cách chào tiếng Anh thân thiện

Bài viết: Xin chào mọi người tiếng Anh là gì?Chúng ta biết rằng câu "Xin…

15 phút ago

Khám phá ngày 20/10: Ý nghĩa và cách tôn vinh phụ nữ Việt

20/10 là ngày gì vậy?Chào mọi người, mình là Nguyễn Tài Cẩn đến từ MN…

20 phút ago

Kết luận Chương I: Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII

1. Cuộc cách mạng tư sản Anh là một sự kiện quan trọng trong lịch…

25 phút ago

Các trò chơi kiểm tra từ vựng tiếng Anh cho trẻ em ngay tại nhà!

Bạn muốn con bạn học và chơi tiếng Anh ở nhà? Với các trò chơi…

30 phút ago

Uống Nước Lá Mơ Lông Có Tác Dụng Gì? Khám Phá Lợi Ích Sức Khỏe

Lợi ích của việc uống nước lá mơ lông đối với sức khỏeChắc hẳn nhiều…

55 phút ago

Cây Cung Cấp Nguyên Liệu Cho Công Nghiệp: Các Loại Phổ Biến

Cây Cung Cấp Nguyên Liệu Cho Công Nghiệp Gọi Là Cây Gì?Bạn đã bao giờ…

1 giờ ago

This website uses cookies.