Sự tích bánh chưng bánh dày – Truyện cổ tích Việt Nam

Sự tích bánh chưng bánh dày là một trong những câu chuyện cổ tích nổi bật của Việt Nam, phản ánh giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc. Câu chuyện này không chỉ đơn thuần là nguồn gốc của hai món ăn đặc trưng mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về lòng hiếu thảo và sự tôn kính tổ tiên.

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Sự tích bánh chưng bánh dày là một trong những câu chuyện tiêu biểu của truyện cổ tích Việt Nam, thể hiện giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc. Qua đó, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của việc gìn giữ bản sắc văn hóa trong đời sống hiện đại.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Share
Published by
Nguyễn Lân Dũng

Recent Posts

Top 7 trung tâm tiếng Anh Vĩnh Long uy tín hàng đầu 2025

Giữa vô số tùy chọn, tìm địa chỉ tốt nhất và phù hợp nhất có…

2 giờ ago

Top 5 trung tâm tiếng Anh Trà Vinh học phí mềm, chất lượng tốt 2025

Bạn đang tìm kiếm một Trung tâm tiếng Anh Tra Vinh có uy tín để…

2 giờ ago

Chứng chỉ Ielts xét tuyển đại học được không? Cách quy đổi điểm cụ thể

Hiện nay, để xét tuyển đại học, chứng chỉ IELTS ngày càng trở thành một…

2 giờ ago

[GIẢI ĐÁP] Chứng chỉ IELTS có được miễn thi tốt nghiệp không?

IELTS certificate is known as the popular English proficiency assessment standard in university admission and…

2 giờ ago

[A1 – B2] 100+ bài tập thì tương lai tiếp diễn CÓ ĐÁP ÁN

Thì tương lai tiếp diễn là một trong 12 thì cơ bản trong ngữ pháp…

3 giờ ago

3 Dạng bài tập về đại từ nhân xưng nhất định phải luyện ngay

Để củng cố thêm kiến thức về đại từ nhân xưng, bạn cần phải thực…

4 giờ ago

This website uses cookies.