NHỮNG THÓI QUEN, KỸ NĂNG CẦN RÈN CHO CON TRƯỚC KHI VÀO LỚP 1
Chắc hẳn bất cứ phụ huynh nào cũng mong con có một khởi đầu thuận lợi khi bước vào lớp 1. Tuy nhiên, khi mới thay đổi môi trường từ mẫu giáo lên Tiểu học, không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng thích nghi. Vì vậy, cha mẹ cần tập cho bé những thói quen, kỹ năng phù hợp với môi trường mới!
1. Khả năng ngồi yên và lắng nghe
Tại lớp mẫu giáo, con đang quen với việc được chạy nhảy vui đùa, nói chuyện thoải mái và ăn uống rất nhiều bữa ở trường. Chính vì vậy mà trước khi vào lớp 1, cha mẹ cần hướng dẫn bé biết ngồi yên để lắng nghe cô giáo giảng bài và tiếp thu khối kiến thức mới. Có thể bé sẽ cảm thấy bị gò bó khi phải ngồi yên một chỗ, lúc này mẹ hãy rèn luyện cho bé bằng cách tăng dần thời gian bé ngồi chơi yên một chỗ.
Các bậc cha mẹ cần tạo cho trẻ không gian yên tĩnh và một khoảng thời gian riêng tư. Có thể là những trò chơi ráp hình, LEGO hay những trò chơi tư duy khác. Thông qua các trò chơi bé sẽ học được cách ngồi ngoan một chỗ và tăng sự tập trung vào các món đồ chơi của mình. Điều này sẽ giúp bé hình thành tính kiên nhẫn và quan trọng hơn là bé có thể ngồi ngoan một chỗ hàng giờ.
2. Không nói tự do
Bên cạnh đó, bé đang quen với việc nói chuyện tự do trong lớp khi còn ở trường mẫu giáo. Điều này cũng không khó để bé bỏ, mẹ có thể nói với bé về việc này như con có thể trao đổi với các bạn khi hết giờ, nếu quên con có thể ghi ra giấy và hết giờ thì trao đổi với bạn.
Cũng đừng quên nhắc con khi muốn phát biểu hoặc trình bày ý kiến, hãy giơ tay để nhận được sự đồng ý của cô giáo, tránh trường hợp con nói leo, nói tự do trong lớp. Đây cũng là thói quen tốt để con học cách lắng nghe người khác nói trước rồi mới cẩn thận thể hiện ý kiến của mình.
3. Dạy con ngồi học đúng tư thế
Điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại cực kỳ quan trọng mà trẻ cần có được khi bước vào môi trường học tập thật sự. Việc ngồi học đúng cách không chỉ giúp cho các bé học tập hiệu quả hơn mà còn bảo vệ thị lực của con.
Ngày nay, đã có rất nhiều công cụ hỗ trợ việc ngồi học đúng tư thế của bé như bàn học, ghế ngồi, đèn chiếu sáng. Cha mẹ cũng có thể mua cho con bức tranh về tư thế ngồi học và cùng con rèn luyện hàng ngày. Điều này chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả cho con bạn.
4. Dạy con kỹ năng giao tiếp
Để trẻ có thể hòa nhập tốt với bạn bè, còn cần được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt. Trẻ cần học cách tự giới thiệu bản thân, cách nói lời cảm ơn, xin lỗi cũng như cách bày tỏ ý kiến của mình. Những điều ấy giúp con thêm tự tin và thấy việc học ở trường thú vị hơn. Cha mẹ có thể chơi đóng vai và tạo ra các tình huống ở trường để cả nhà cùng tham gia, con chắc chắn sẽ học được nhiều bài học thiết thực từ đây. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ ra ngoài và tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những bạn nhỏ cùng tuổi.
Con cũng cần học cách tôn trọng các bạn. Bởi đôi khi chúng ta chỉ dạy con cách tôn trọng người lớn tuổi, bố mẹ, anh chị trong gia đình mà quên mất mối quan hệ xã hội bên ngoài của con. Khi đến trường để học tập, bạn bè chính là đối tượng mà con tiếp xúc nhiều nhất, nên cần dạy con tôn trọng các bạn. Tôn trọng ở đây chính là việc nhỏ như chào nhau, biết nói cảm ơn và xin lỗi khi cần. Hãy vẽ ra những trường hợp có xích mích hay tranh cãi để xem con sẽ ứng xử như nào, từ đó điều chỉnh hành vi của bé từ từ. Hay về việc đánh giá ngoại hình của các bạn, con không nên chê bạn xấu, gầy hay béo, hãy dùng từ ngữ như mũm mĩm, đáng yêu – đúng như lứa tuổi các con.
5. Không quên hướng dẫn con phòng chống dịch bệnh
Tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp và nguy hiểm. Nếu may mắn mọi thứ ổn định trở lại và con được đi học cùng thầy cô và các bạn tại trường, cha mẹ đừng quên hướng dẫn con bảo vệ bản thân. Bở khi đi học, trẻ sẽ tiếp xúc với những khu vực đông người cũng như là các vật dụng công cộng, vì vậy các bố mẹ cần dạy con thực hành việc đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách với những người xung quanh.
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bố mẹ cần kiểm tra thân nhiệt cho trẻ trước khi đến lớp. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện không bình thường nào về sức khỏe không nên cho bé đến trường để tránh lây lan cho các bé khác. Gia đình cũng cần kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, nếu bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cần báo ngay cho các lãnh đạo nhà trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Hành trình cùng con vào lớp 1 là đoạn đường quan trọng, vô cùng ý nghĩa với cả gia đình và cũng đem lại vô vàn cảm xúc. Hy vọng những “hành trang” Kiddi gợi ý sẽ giúp các bố mẹ tạo cho con tâm lý tự tin để bước vào lớp 1 thật suôn sẻ và nhiều niềm vui.
Để tham khảo thêm những lưu ý khi con vào lớp 1, đặc biệt trước tình hình dịch bệnh có thể khiến con phải học trực tuyến, cha mẹ vui lòng tìm hiểu TẠI ĐÂY.
Huyền Thanh tags :hành trang vào lớp 1, chuẩn bị cho con vào lớp 1, chuẩn bị cho con vào tiểu học, hành trang vào tiểu học, kỹ năng vào lớp 1
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
Bộ ảnh meme chê nổi tiếng với những gương mặt kỳ thị, chán ghét bao…
Cây Cung Cấp Nguyên Liệu Cho Công Nghiệp Gọi Là Cây Gì?Bạn đã bao giờ…
Vũ Khí Nổi Tiếng Của Thổ Dân Úc Là Gì?Khi nhắc đến vũ khí nổi…
1. Cuộc nổi dậy của nông dân đã mở Trước khi Luth tiến hành cải…
Khi học toán, ngoài việc hiểu các loại toán học, điều rất quan trọng là…
Kỷ niệm 10 năm ngày cưới gọi là gì?Hey, mọi người đã từng tham dự…
This website uses cookies.