Những lưu ý và một số địa điểm tiêm phòng cho trẻ

Những lưu ý và một số địa điểm tiêm phòng cho trẻ

Trẻ nhỏ là lứa tuổi có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó rất dễ bị nhiễm bệnh như: sởi, viêm màng não, ho lao…. Vì thế, tiêm phòng vắc-xin là phương pháp khoa học và hiệu quả nhất giúp con có thể phòng tránh bệnh. Tuy nhiên, việc chăm sóc con trước, trong và sau khi tiêm không phải cha mẹ nào cũng biết.

Kiddi hi vọng rằng với những lưu ý dưới đây có thể giúp ba mẹ chăm sóc con yêu tốt hơn khi đưa trẻ đi tiêm phòng.

Đầu tiên, cha mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng, note lại ngày tiêm để cho con đi tiêm đúng ngày.

Lịch tiêm phòng cho bé từ sơ sinh đến hết 60 tháng tuổi

Trước khi đi tiêm, cha mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sức khỏe, đặc biệt là phiếu tiêm chủng cho con. Cha mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa con đi tiêm để báo với bác sĩ khi tiêm cho trẻ, tránh các phản ứng phụ hoặc sốc thuốc xảy ra.

Bên cạnh đó, mẹ không nên để con ăn quá no nhưng cũng đừng để con đói để tránh trường hợp trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm. Để tránh nhiễm trùng sau khi tiêm, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể con sạch sẽ trước khi đi, cho con mặc trang phục đơn giản và rộng rãi để bác sĩ và y tá dễ thao tác hơn

Xem Thêm:  CHƯƠNG TRÌNH GRAPESEED LÀ GÌ? CẦN TRANG BỊ NỀN TẢNG TIẾNG ANH ĐỂ CON TRỞ THÀNH CÔNG DÂN TOÀN CẦU

Những lưu ý và một số địa điểm tiêm phòng cho trẻ

Cha mẹ hãy phân tán sự chú ý của trẻ vào mũi tiêm nhé

Nhiều trẻ khi đi tiêm phòng rất sợ mũi tiêm, vì thế mẹ hãy luôn bé trẻ, giữ trẻ để tránh mũi tiêm bị lệch. Bên cạnh đó, mẹ có thể phân tán sự chú ý của con bằng cách cho con bú, trò chuyện với trẻ…

Sau khi tiêm cho trẻ, bác sĩ sẽ yêu cầu ở lại nơi tiêm chủng để theo dõi. Điều này để đảm bảo rằng con yêu của bạn không dị ứng với vắc-xin hoặc có bất kì phản ứng phụ nào xảy ra. Sau khi tiêm, trẻ có thể xảy ra một số phản ứng nhẹ như sốt nhẹ, đau, sưng ở vị trí tiêm, buồn nôn,… cha mẹ chú ý theo dõi con, khi trẻ có biểu hiện bất thường hãy đưa đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp nhất nhé!

Những lưu ý và một số địa điểm tiêm phòng cho trẻ

Ngoài những lưu ý trên, chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ thắc mắc không biết địa điểm tiêm chủng nào cho con là đáng tin cậy và an toàn? Hãy cùng Kiddi tham khảo các địa điểm tiêm chủng đáng tin cậy ở dưới đây nhé!

  • Hà Nội:
  1. Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC
  2. Trung tâm y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh
  3. Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng
  4. Phòng tiêm chủng SAFPO
  5. Địa điểm tiêm chủng bệnh viện Việt – Pháp
  6. Địa điểm tiêm chủng bệnh viện Nhi Trung Ương
  • Thành phố Hồ Chí Minh:
  1. Viện Pasteur Sài Gòn
  2. Bệnh viện Từ Dũ
  3. Bệnh viện Nhi Đồng 1
  4. Bệnh viện Nhi Đồng 2
  5. Bệnh viện phụ sản Mekong
  6. Bệnh viện Phụ sản Quốc tế
Xem Thêm:  Top 05 bộ phim hoạt hình giúp trẻ học Tiếng Anh hiệu quả (Phần 1)

Trang Lê Jennifer tags :nuôi dạy trẻ, lưu ý, tiêm chủng, tiêm phòng, chăm sóc con, địa điểm, Hà Nội, cha mẹ, trẻ từ 0 3 tuổi, hồ chí minh, sức khỏe, cha mẹ và con, nuôi con

Nguồn: https://mncatlinhdd.edu.vn/ Tác giả: Nguyễn Lân dũng

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *