Ái kỷ không đơn thuần là sự tự tin thái quá hay tính ích kỷ thông thường. Đằng sau những biểu hiện đó có thể là một chứng rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) thực sự – một vấn đề tâm lý phức tạp và phổ biến. Việc nhận biết một người ái kỷ, đặc biệt là trong mối quan hệ tình cảm, không hề dễ dàng. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt 11 dấu hiệu “tố cáo” một người có thể mắc chứng ái kỷ, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt cho hạnh phúc của bạn.
Mối quan hệ của bạn bắt đầu như một câu chuyện cổ tích? Người ấy nhắn tin, gọi điện liên tục, bày tỏ tình cảm mãnh liệt chỉ sau một vài lần gặp gỡ? Hãy cẩn trọng! Các chuyên gia tâm lý gọi đây là “ném bom tình yêu” – một chiến thuật thường thấy ở người ái kỷ. Họ có thể buông những lời có cánh như “em/anh thật thông minh”, “chúng ta sinh ra là để dành cho nhau” ngay từ lần đầu gặp mặt.
Nedra Glover Tawwab, nhà sáng lập Kaleidoscope Counselling, giải thích: “Người ái kỷ tin rằng họ xứng đáng ở bên những người đặc biệt, và chỉ những người đó mới có thể đánh giá đúng giá trị của họ”. Rebecca Weiler, một nhà trị liệu khác, cũng khuyên rằng: “Hãy cảnh giác nếu ai đó muốn đẩy nhanh tiến độ mối quan hệ. Tình yêu đích thực cần thời gian để nuôi dưỡng và phát triển”.
Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ thường xuyên khoe khoang về thành tích, phóng đại khả năng của mình. Mục đích của họ là để cảm thấy bản thân vượt trội, thông minh hơn người khác. Tiến sĩ Angela Grace, nhà tâm lý học lâm sàng, cho biết: “Họ làm vậy để nhận được sự ngưỡng mộ từ người khác”.
Jacklyn Krol, một nhà trị liệu tâm lý, cũng đồng tình: “Người ái kỷ thích nói về những thành tựu của họ và phóng đại nó lên. Họ làm vậy để cảm thấy thoải mái hơn và bản thân thông minh hơn những người khác”.
Dù vẻ ngoài tự tin, người ái kỷ thực chất lại thiếu lòng tự trọng sâu sắc. Tawaab giải thích: “Họ cần rất nhiều lời khen ngợi và làm mọi cách để có được nó từ người yêu”. Đây là lý do tại sao trong mối quan hệ với người ái kỷ, bạn sẽ thường xuyên nghe những lời khen sáo rỗng. Họ khen để nhận lại lời khen, chứ không phải để thực sự công nhận giá trị của bạn.
Các chuyên gia chỉ ra rằng người ái kỷ sử dụng người khác để nâng cao ý thức về giá trị bản thân. Sự thiếu tự trọng khiến họ luôn cảm thấy cần được khen ngợi. Điểm khác biệt lớn nhất giữa người tự tin và người ái kỷ là người ái kỷ cần người khác “nâng” họ lên, hoặc họ sẽ tự nâng mình bằng cách hạ thấp người khác. Họ thậm chí trừng phạt những ai không công nhận sự “tuyệt vời” của họ.
Thiếu sự đồng cảm, khả năng cảm nhận và thấu hiểu cảm xúc của người khác, là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của người ái kỷ. Chuyên gia Walfish nhận định: “Người mắc bệnh ái kỷ hầu như không quan tâm đến cảm xúc của người khác, không thể hiện sự đồng cảm. Đó cũng chính là lý do khiến hầu hết các mối quan hệ của họ tan vỡ, dù ban đầu họ có thể vô cùng lãng mạn”.
Bạn có thể lầm tưởng rằng người yêu của mình chỉ vô tâm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo sự khó chịu khi bạn đòi hỏi sự quan tâm, thì đây là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang hẹn hò với người ái kỷ.
Hầu hết những người ái kỷ không có bạn thân lâu năm. Nghiên cứu sâu hơn về căn bệnh này cho thấy họ chỉ duy trì được các mối quan hệ xã giao và những cuộc hẹn hò chóng vánh. Khi yêu một người ái kỷ, bạn sẽ luôn cảm thấy không dành đủ thời gian cho họ, thậm chí cảm thấy tội lỗi khi dành thời gian cho bạn bè. Các mối quan hệ xã hội của bạn vì thế cũng bị thu hẹp lại.
Đột nhiên, mọi thứ bạn làm, từ cách ăn mặc đến những người bạn gặp, đều trở thành vấn đề đối với họ. Chuyên gia Peykar cho biết: “Họ gọi tên bạn, xúc phạm bạn và cho rằng đó chỉ là những lời nói đùa. Mục tiêu của họ là hạ thấp lòng tự trọng của bạn”.
Điều đáng nói là những phản kháng của bạn chỉ càng khiến họ thích thú hơn. Theo WebMD, người bị rối loạn nhân cách ái kỷ rất thích những phản ứng mạnh mẽ. Nó chứng tỏ họ có khả năng ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. Người ái kỷ có thói quen lăng mạ để bạn biết rằng họ tốt đẹp hơn tất cả những người xung quanh, đặc biệt là tốt hơn bạn rất nhiều.
Gaslighting là một hình thức thao túng và lạm dụng tình cảm, và nó cũng là một dấu hiệu của ái kỷ. Người ái kỷ liên tục nói dối trắng trợn, buộc tội sai cho người khác, thay trắng đổi đen và bóp méo thực tế. Bạn có thể đang bị gaslighting nếu bạn nhận thấy mình:
Ông Peykar giải thích: “Người bệnh ái kỷ chỉ cảm thấy mạnh mẽ khi được tôn thờ. Vì vậy, họ sử dụng các chiến thuật thao túng để khiến người khác nghi ngờ về bản thân”.
Có vô vàn lý do để một người không công khai mối quan hệ. Nhưng nếu người yêu của bạn có những biểu hiện lăng nhăng một cách lộ liễu, thì bạn cần phải đặc biệt lưu ý. Một số người ái kỷ mong đợi bạn dành cho họ những quyền lợi của một người yêu, như sự quan tâm, tình dục, nhưng đồng thời vẫn “để mắt” đến những người khác mà họ cho là “vượt trội” hơn bạn.
Nhà trị liệu April Kirkwood cho biết: “Trên thực tế, bạn có thể nhận thấy rằng người ấy tán tỉnh hoặc nhìn người khác trước mặt bạn, gia đình và bạn bè của bạn”. April nói thêm: “Nếu bạn lên tiếng để đòi hỏi sự chung thủy, họ sẽ đưa ra các lý do để đổ lỗi cho bạn (ví dụ như bạn quá phiền toái) và mọi thứ vẫn không thay đổi. Nếu bạn im lặng, họ sẽ cho rằng bạn đáng bị như vậy”.
Thật khó để tranh luận với một người ái kỷ. “Không có gì phải bàn cãi hay thỏa hiệp với một người ái kỷ, bởi vì họ luôn luôn đúng”, theo ông Tawwab. “Với họ, các cuộc tranh cãi chỉ nhằm mục đích dạy cho bạn những bài học nhớ đời”.
Weiler khuyên bạn nên tránh đàm phán và tranh luận với người ái kỷ: “Việc đó sẽ khiến bạn cảm thấy thật điên rồ. Sự kiểm soát và các cuộc chiến chỉ khiến người ái kỷ cảm thấy mạnh mẽ hơn. Tốt nhất là bạn đừng chống trả họ”. Bệnh ái kỷ khiến họ luôn nghĩ rằng mình không bao giờ sai, vì vậy, họ không bao giờ nói xin lỗi, ngay cả trong những tình huống mà họ rõ ràng có lỗi.
Khi bạn muốn chia tay, người bị rối loạn nhân cách ái kỷ sẽ hoảng loạn và ra sức níu kéo, như thể họ yêu bạn rất nhiều. Thực chất, họ ghét sự “mất mát” và muốn giữ bạn lại để kiểm soát bạn. Họ có thể đưa ra những lời hứa hẹn và bạn đồng ý ở lại. Nhưng chẳng bao lâu sau, mọi thứ lại đâu vào đấy. Người ái kỷ hiếm khi thay đổi. Hầu hết họ chỉ buông bỏ bạn khi đã tìm được một mối quan hệ khác đáp ứng được nhu cầu của họ hơn.
“Nếu bạn nhất quyết chia tay, người bị rối loạn nhân cách ái kỷ sẽ lên kế hoạch làm tổn thương bạn vì bạn đã dám bỏ rơi họ”, Peykar nói. “Họ cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng đến nỗi giận dữ và căm ghét bất cứ ai đã làm họ phật ý. Tất cả đều là lỗi của người khác, bao gồm cả việc chia tay”.
Vậy chuyện gì xảy ra sau khi bạn chia tay với người ái kỷ? Họ sẽ bắt đầu nói xấu bạn hoặc ngay lập tức hẹn hò với người khác với mong muốn khiến bạn ghen tị. Đồng thời, đó cũng là hành động chữa lành cái tôi bị tổn thương của họ. Họ cũng có thể cố gắng ly gián mối quan hệ của bạn với bạn bè.
Nhận diện sớm các dấu hiệu của người ái kỷ trong tình yêu là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương tinh thần. Nếu bạn nhận thấy người yêu của mình có nhiều dấu hiệu kể trên, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia tâm lý để có được sự hỗ trợ và lời khuyên phù hợp. Đừng ngần ngại ưu tiên sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của bản thân.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
Kết nối toán học cấp 1 là một trong những bộ ba sách giáo khoa…
Rất nhiều cha mẹ lựa chọn cho em bé của mình những cái tên tiếng…
Bảng chia 5 Toán lớp 2 là kiến thức cơ bản mà họ học được,…
Phương pháp Easy ra đời như là một cuộc “cách mạng lớn” đối với ba…
Khi bắt đầu hành trình làm mẹ, chắc hẳn bạn luôn đặt ra hàng ngàn…
Ai cũng muốn chọn cho mình một cái tên Tiếng Anh bắt đầu bằng chữ…
This website uses cookies.