NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY
Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, gây cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu không yên. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu triệu chứng bệnh, nguyên nhân để có cách chữa dứt điểm tình trạng này cho con yêu nhé.
I. Rôm sảy là gì?
Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.
Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi.
Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, khi thời tiết mát mẻ các mẩn trên da có thể tự lặn mà không gây tác hại gì. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều gây da trầy xước, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.
Có 3 dạng rôm sảy ở trẻ là:
II. Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị rôm sảy?
1. Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy?
Trẻ bị rôm sảy chủ yếu do tắc nghẽn các ống dẫn mồ hôi. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:
2. Dấu hiệu nhận biết con bị rôm sảy
Trên da của trẻ bị rôm sảy thường xuất hiện những mảng sần nhỏ, nhất là ở các vùng da có nhiều tuyến mồ hôi như lưng, ngực, cổ, trán,… Lúc này, những nốt sần thường có màu đỏ hoặc hồng và có thể xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở phía trên.
Về cơ bản, những nốt này sẽ tự mất đi khi môi trường mát mẻ hơn hoặc khi trẻ giảm tiết mồ hôi. Khi những nốt rôm sảy lặn đi, trên da của trẻ sẽ có các vảy da bong ra màu trắng và sau 3 – 5 ngày sẽ hết sẹo.
Những vùng da bị rôm sảy thường khiến trẻ sơ sinh cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy và khó chịu. Vì vậy, trẻ thường hay lấy tay để gãi những vết rôm sảy này. Việc gãi quá nhiều sẽ làm tổn thương da và các vi khuẩn ở tay cũng như môi trường bên ngoài dễ xâm nhập gây ra nhiễm trùng cũng như viêm da.
Nếu không có phương pháp chăm sóc đúng cách thì những nốt rôm sảy có thể bị nhiễm nấm, nhiễm trùng và khó điều trị dứt điểm. Lúc này, vùng da bị nhiễm trùng sẽ hình thành những mụn nước có mủ đục, sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy.
III. Điều trị khi con bị rôm sảy như thế nào?
1. Điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian
Bên cạnh thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ da liễu để chữa bệnh cho con, bố mẹ có thể thực hiện cách trị rôm sảy cho trẻ nhỏ bằng các phương pháp từ dân gian có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn dưới đây.
2. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Trẻ bị rôm sảy nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị nhiễm trùng và sinh ra một số biến chứng như: viêm da mãn tính, nhiễm trùng huyết,… Về cơ bản đại đa số trẻ bị rôm sảy có thể tự chăm sóc ở nhà nhưng nếu con bạn có các triệu chứng kéo dài vài ngày hoặc tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn hay có các dấu hiệu sau đây thì tốt nhất nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu:
IV. Cách phòng ngừa rôm sảy cho bé
Để tránh tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh tiếp tục tái diễn, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
Rôm sảy là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ không cần quá hoang mang, lo lắng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ chủ động giúp con sớm điều trị dứt điểm rôm sảy một cách an toàn.
Huyền Thanh tags :nuôi dạy con, các bệnh thường gặp ở trẻ, các bệnh phổ biến ở trẻ, rôm sảy, chữa rôm sảy cho con, làm gì khi con bị rôm sảy, rôm sảy mùa hè
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
Xem video về trẻ em 5, 7 tuổi có thể giao tiếp bằng tiếng Anh…
Kitô giáo được sinh ra vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên ở phía…
Bạn đang gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh? Bạn muốn tìm một Trung…
1. Tổ chức nhà thờ phong kiến Sau khi chuyển sang nhà nước của Rome,…
Dạy trẻ Việt Nam từ khi còn nhỏ giúp làm phong phú từ vựng, hiểu…
This website uses cookies.