MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA
Nhắc đến chàm là nhắc đến nỗi lo sợ của các bố mẹ khi thấy có sự tổn thương trên da của con mình. Ðể điều trị hiệu quả chàm sữa trẻ em, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và lưu ý những vấn đề trong cách chăm sóc trẻ.
I. Chàm sữa là gì? Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ?
Chàm sữa còn có nhiều tên gọi khác như eczema, lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh khi trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng rất khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Đây là bệnh viêm da mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, bố mẹ có thể hiểu đây là một bệnh rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ.
Bệnh chàm sữa ở trẻ được phân thành 3 cấp độ:
Theo một số nghiên cứu khoa học, bé bị chàm sữa có thể do một số nguyên nhân như sau :
II. Triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ
III. Làm gì khi con bị chàm sữa?
Bệnh chàm sữa ở trẻ rất dễ tái phát, đặc biệt khi trẻ tiếp xúc và bị dị ứng với thực phẩm hoặc thời tiết. Vì vậy khi được chẩn đoán bị chàm sữa, trẻ cần được chăm sóc và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Bên cạnh việc làm theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bố mẹ cần chú ý chăm sóc da bé để giúp con giảm ngứa ngáy, khó chịu và để các triệu chứng không trở nên nghiêm trọng hơn:
1. Tắm và dưỡng ẩm
Tắm rửa đúng cách mỗi ngày sẽ góp phần điều trị bệnh chàm ở trẻ. Trong quá trình điều trị chàm ở trẻ nhỏ, bạn không nên tắm bé bằng nước nóng vì điều này sẽ khiến da bé dễ bị khô. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh để bé ngồi trong nước xà phòng.
Ngay khi tắm xong, bạn nên dùng khăn mềm lau nhẹ những giọt nước còn đọng lại trên da bé. Khi da vẫn còn ẩm, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm lên da. Tuy nhiên, trước khi thoa lên toàn thân, bạn nên thoa một vùng nhỏ trước để xem bé có bị kích ứng hay không
2. Giữ da bé luôn mát mẻ, thông thoáng
Bố mẹ nên chọn cho bé các loại quần áo làm bằng vải cotton thấm hút mồ hôi, tránh cho bé mặc các quần áo làm bằng vải len hay các chất liệu dễ gây kích ứng da. Đặc biệt, không cho trẻ mặc nhiều quần áo khi thời tiết nóng.
Ngoài ra, nếu bé còn bú mẹ, bạn tránh ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, lúa mì, cá, ốc, đậu nành…
3. Chọn xà phòng giặt quần áo phù hợp
Bạn hãy dùng các loại xà phòng nhẹ, không có mùi thơm hoặc các sản phẩm dùng cho da nhạy cảm để giặt quần áo và giường ngủ của bé. Ngoài ra, mẹ cũng không nên sử dụng các chất làm mềm vải.
4. Ngăn bé gãi để tránh bệnh chàm trở nên nghiêm trọng
Bé có thể gãi lên các vết chàm hoặc chà xát vùng bị ngứa khi ngủ. Mặc dù việc gãi và chà xát có thể làm dịu cơn ngứa, nhưng nó lại khiến cho những vết mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bé không thể chịu được cơn ngứa và thường xuyên gãi, bố mẹ hãy cho bé sử dụng găng tay hoặc vớ bằng bông. Nếu bé không ngủ được vì ngứa, bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm cách xử lý.
5. Chế độ ăn uống hợp lý
Mẹ nên tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, trứng, đậu phộng, cà chua,…
Ngoài ra, mẹ cũng nên duy trì cho con bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất, tốt nhất chỉ nên cho bé ăn đa dạng thức ăn từ 6 tháng trở lên.
6. Sử dụng thuốc điều trị chàm sữa ở trẻ
Khi nhận thấy những dấu hiệu chàm sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám chính xác nhất tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp.
Với mỗi mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ. Bố mẹ tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dùng các loại lá dân gian để đắp lên da bé vì da con lúc này rất nhạy cảm.
Trên đây là những thông tin hữu ích hy vọng giúp bố mẹ hiểu thêm về căn bệnh chàm ở trẻ nhỏ. Cơ thể của mỗi bé khác nhau và vì thế nên cách phát bệnh cũng sẽ khác nhau, bố mẹ hãy tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ và chọn lọc thông tin khoa học để có thể điều trị kịp thời cho các con nhé.
Huyền Thanh tags :nuôi dạy con, các bệnh thường gặp ở trẻ, các bệnh phổ biến ở trẻ, chàm sữa, làm gì khi con bị chàm sữa, dấu hiệu chàm sữa, chữa chàm sữa
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
1. Công cuộc xâm chiếm thực dân ở Bắc Mĩ Các nhà sử học, kinh…
Các quy trình "bởi" bằng tiếng Anh được áp dụng trong nhiều cấu trúc và…
Thơ là Thư Ký Chân Thành của Trái Tim Nghĩa Là Gì?Chào các bạn, là…
Cập nhật những STT, thơ giới thiệu về bản thân hài hước cực chất giúp…
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung là gì và cách nhận biếtChào mọi người!…
Nốt Chu Sa Là Gì Trong Tình Yêu?Nốt chu sa, một biểu tượng tình yêu…
This website uses cookies.