Mách mẹ bí quyết trị tật mút tay của trẻ dứt điểm
Trẻ sơ sinh có thói quen mút tay như một cách để nói với mẹ rằng bé đang đói. Đây là biểu hiện bình thường khi trẻ chưa biết nói. Nhưng nếu bé nhà bạn đã lớn, từ 2 tuổi trở lên mà vẫn còn mút tay thì đây hẳn không phải là một thói quen tốt và cần được điều chỉnh. Ở bài viết dưới đây, Kiddi sẽ mách mẹ cách để trị tật mút tay của trẻ, hãy theo dõi nhé.
Mút tay là hành động theo bản năng của trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh thường mút tay để tìm cảm giác an tâm như đang ở bên bầu sữa mẹ, cũng giúp trẻ vượt qua cảm giác khi đói. Bình thường, khi trẻ lớn dần cũng sẽ dần chấm dứt tình trạng này. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và trẻ vẫn không bỏ được tật mút tay khi lớn lên thì sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và tâm lý của trẻ.
– Trẻ dễ nôn, trớ khi mút tay, nhất là sau khi bú, ăn no.
– Dễ mắc bệnh chân – tay – miệng, nhiễm trùng đường ruột, viêm phổi,… do vi khuẩn từ môi trường bên ngoài dính vào tay bé trong khi trẻ mút tay cả ngày, ít được vệ sinh sạch sẽ.
– Tổn thương da, ăn mòn ngón tay, nhiễm trùng da vi khuẩn dễ xâm nhập vào vùng da bị trầy xước, tổn thương.
– Làm ngón tay có hình dạng bất thường bởi lúc mới sinh xương của trẻ còn yếu, dễ bị uốn nắn nên trẻ mút tay lâu có thể làm biến dạng xương ngón tay.
– Trẻ 5-7 tuổi vẫn còn mút tay có thể làm ảnh hưởng quá trình mọc răng, hỏng cấu trúc hàm như làm lệch khớp cắn, hô, móm,…; mắc các bệnh về răng miệng.
– Đến tuổi trưởng thành, nhiều người vẫn giữ thói quen mút hoặc cắn ngón tay khi lo lắng, khi có chuyện cần suy nghĩ,… lâu dần có thể thành trở ngại tâm lý khiến trẻ ngại giao tiếp, tự tt.
Để ngăn bé mút tay, ba mẹ có thể dùng cách bôi lên tay trẻ chất lỏng có vị chua, hoặc đắng, cay… Ngón tay với mùi vị lạ mà bé không thích có thể sẽ khiến bé không còn thích “món ăn” quen thuộc của mình nữa. Điều này làm bé sợ, giật mình đến khóc thét nhưng ba mẹ đừng lo lắng nghĩ đây là một sự trừng phạt mà hãy xem đây là cách để nhắc nhở bé đừng cho tay vào miệng thôi.
Mẹ nên dùng cách này khi bé được ít tháng tuổi nhé, còn với bé lớn thì sẽ không hiệu quả mấy đâu vì có thể bé sẽ nhận biết được “mánh khóe” của ba mẹ đấy.
Cách tốt nhất đẻ trẻ không còn mút tay là tự bé nhận thức được đây là hành động xấu. Nếu mẹ khuyên bảo mà bé không nghe thì hãy để bé tiếp tục cho tới khi bé tự tìm thấy lý do để từ bỏ thói quen xấu, chẳng hạn như bị bạn bè trêu chọc, bị cô giáo nhắc nhở,.. Bé tự thấy xấu hổ và biết sai thì sẽ từ bỏ một cách dễ dàng.
Khi bé có ý định đưa tay lên mút, ba mẹ hãy đánh lạc hướng trẻ với một cái gì đó để bé hoạt động với cả hai tay, chẳng hạn, cho bé cầm món đồ chơi mà bé thích, mẹ nhờ bé làm một việc đó cho mẹ hoặc phân tán sự chú ý của bé bằng một điều thú vị, làm bé quên ý định mút tay.
Hay trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy cho bé cầm quyển truyện mà mẹ đang học cho bé hoặc ôm chú gấu bông. Mẹ hãy thủ thỉ với bé rằng con không được mút tay khi ngủ bởi khi con ngủ thì ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi.
Ba mẹ hãy thử thỏa thuận với bé về một thử thách: Xem một tháng có bao nhiêu ngày bé không mút tay, bé sẽ nhận được bấy nhiêu món quà. Biết đâu vì hào hứng với những món quà mà bé quyết tâm “cai” tật mút tay. Sự khích lệ kịp thời cho những cố gắng của bé sẽ là động lực để bé làm tốt hơn mỗi ngày.
Một chiếc bao tay có thể nhắc nhở bé không được đưa tay lên miệng mút. Ở nước ngoài, găng tay bỏ mút tay khá phổ biến, nếu ở Việt Nam ba mẹ không thể tìm mua thì có thể tự may theo mẫu rất đơn giản. Hoặc ba mẹ dùng băng dính cá nhân dón ngón tay bé hay mút lại cảnh báo bé mỗi khi có ý định mút tay.
Với bé nhỏ chưa cai sữa, mẹ có thể cho bé dùng ti giả để tránh mỗi lần đói bé mút tạo thành thói quen. Tuy nhiên, bé dùng ti giả lâu ngày có thể làm thay đổi thói quen bú mẹ, bé bú ít hơn dẫn đến lượng sữa tiết ra giảm. Mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh ti giải thường xuyên sạch sẽ để tránh vi khuẩn sản sinh gây bệnh cho bé.
Nhìn chung, tật mút tay ở trẻ em không nguy hiểm nhưng về lâu dài cũng có ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe, cuộc sống của trẻ. Vì vậy, ba mẹ hãy chú ý và khắc phục tình trạng này sớm cho bé, tránh để khi bé lớn rất khó thay đổi.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
Với trẻ nhỏ, việc tiếp cận tiếng anh sớm bằng những kiến thức cơ bản…
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học…
Trong bảng chữ cái tiếng Anh lớp 2, tôi sẽ học một số chữ cái…
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa…
Những bài thơ cuộc đời bất công phản ánh lại những bức xúc, khó khăn…
Sử dụng flashcard tiếng Anh cho trẻ em kết hợp các trò chơi vui nhộn,…
This website uses cookies.