LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON BỎ TẬT MÚT TAY?
Ngậm mút tay là thói quen rất thường gặp ở trẻ, biểu lộ trẻ đang cần sự trợ giúp để tìm được cảm giác bình yên khi trẻ đang đối diện với những lo lắng, căng thẳng, nhất là khi không có mẹ bên cạnh. Tuy nhiên, khi trẻ đã lớn mà vẫn còn thói quen này sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
I. Vì sao trẻ lại mút tay?
Bú, mút là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Trẻ bắt đầu bú ngón cái hoặc những ngón tay khác từ khi chúng còn ở trong bụng mẹ.
Trẻ có thể mút ngón tay, ngậm ti giả hoặc các vật khác nhưng tất cả đều là phản xạ bú mút. Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endorphin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn, thoải mái, an toàn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Vì thế, trẻ thường mút ngón tay khi mệt mỏi, sợ hãi, lo lắng, buồn bã, ốm, cố gắng đương đầu với thử thách như khi bị tách rời khỏi bố mẹ, khó ngủ… Một số phương pháp luyện ngủ khuyến khích bố mẹ cho bé tự mút ngón tay để ngủ như một cách để tự trấn an bản thân, tự đưa mình vào giấc ngủ.
Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. Khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3-5 tuổi. Khoảng 15% vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến 4 tuổi.
II. Trẻ mút tay có ảnh hưởng gì không?
Mút tay có thể xem là bản năng bình thường ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu trẻ mút tay trong một thời gian kéo dài và không bỏ được sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
III. Làm sao để con bỏ tật mút tay?
1. Giữ cho đôi bàn tay bé luôn bận rộn
Nếu để ý quan sát, mẹ sẽ nhận thấy rằng các bé hay đưa tay lên miệng nhất là lúc bé đang chán. Vậy thì thay vì để bé mút tay như một cách giải khuây, bố mẹ hãy cho con một trò chơi nào đó để thay thế và đánh lạc hướng trẻ khỏi mong muốn được mút tay nhé. Ngay khi nhìn thấy bé bắt đầu đưa tay lên miệng, hãy nhanh chóng đặt đồ chơi vào cả hai bàn tay bé hoặc một món đồ nào đó khiến bé phải giữ bằng cả hai tay, chẳng hạn như con thú bông cỡ lớn.
2. Đánh lạc hướng sự chú ý
Mỗi lần bé định mút tay, mẹ hãy khẽ nhấc tay bé ra và trò chuyện với bé. Sau đó hát cho bé nghe, dùng hai tay của mình vỗ nhẹ vào hai tay của bé, bé sẽ thích thú và rất vui vẻ. Trước khi kết thúc, mẹ hãy hướng cho bé nhìn những đồ vật treo trên cao, ví dụ như bóng bay. Tất nhiên là phải kiên trì rèn luyện cho bé thì mới thành công được
3.
Trẻ con có thể hiểu được rất nhiều điều bố mẹ nói, vì thế hãy giải thích rõ ràng cho bé mút tay sẽ gây ảnh hưởng xấu đến răng bé như thế nào. Thi thoảng khi bé mút tay, bố mẹ hãy giải thích lại nguyên nhân, nhẹ nhàng và kiên nhẫn để giúp bé chủ động bỏ thói quen này nhé!
4. Cùng con tạo lịch “không mút tay”
Hãy thử cùng con tạo một cái lịch “không mút tay” để theo dõi và thưởng cho con vì đã biết kiềm chế xem sao. Ngày nào bé không mút tay, mẹ hãy đánh dấu vào lịch. Đến cuối tháng, dựa trên số ngày mà bé đã đạt được thì mẹ hãy có phần thưởng cho những cố gắng của bé nhé. Bạn có thể sẽ bất ngờ khi thấy chỉ cần những hình dán trên lịch thôi là đã đủ động lực cho con bạn phấn đấu rồi đấy.
5. Cho con xem ảnh phóng lớn của vi khuẩn
Với các bé tuổi mẫu giáo vẫn còn hay mút tay, bố mẹ và cô giáo có thể cho trẻ xem ảnh phóng lớn của vi khuẩn và giải thích cho trẻ biết rằng khi trẻ mút tay cũng là lúc trẻ có thể đang “ăn” những con vi khuẩn “xấu xí” này. Cách này cũng có thể được dùng nếu bố mẹ muốn dạy con rửa tay thường xuyên đấy nhé.
6. Phương pháp “chất lỏng nhắc nhở”
Với phương pháp này, mẹ sẽ bôi lên ngón tay một chất lỏng có vị mà bé không thích như đắng, chua… để ngăn không cho bé mút tay. Bố mẹ không nên xem phương pháp này là một sự trừng phạt mà hãy xem đây là cách để nhắc nhở bé đừng cho tay vào miệng.
Từ bỏ một thói quen chưa bao giờ là việc dễ dàng với bất kỳ ai, vậy nên cha mẹ hãy thật kiên nhẫn để giúp con từ bỏ thói quen mút tay này nhé!
Huyền Thanh tags :nuôi dạy con, dạy con đúng cách, sửa tật xấu của con, mút tay, liếm tay, tật mút tay
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
1. Công cuộc xâm chiếm thực dân ở Bắc Mĩ Các nhà sử học, kinh…
Các quy trình "bởi" bằng tiếng Anh được áp dụng trong nhiều cấu trúc và…
Thơ là Thư Ký Chân Thành của Trái Tim Nghĩa Là Gì?Chào các bạn, là…
Cập nhật những STT, thơ giới thiệu về bản thân hài hước cực chất giúp…
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung là gì và cách nhận biếtChào mọi người!…
Nốt Chu Sa Là Gì Trong Tình Yêu?Nốt chu sa, một biểu tượng tình yêu…
This website uses cookies.