Khủng hoảng xa cách là gì? Ba mẹ nên làm gì để xoa dịu tâm lý cho trẻ?

Bạn đang có kế hoạch quay trở lại làm việc sau một thời gian dài ở nhà chăm sóc con? Nhưng con bạn lại rất quấn quýt và không nỡ rời xa? Hãy cùng Mầm non Cát Linh tìm hiểu những phương pháp giúp con vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này nhé!

Sự lo lắng khi phải xa cách người thân được mỗi bé biểu hiện theo một cách khác nhau. Một số bé chỉ cảm thấy buồn khi ba mẹ vắng mặt trong một thời gian rất ngắn và vẫn vui chơi bình thường, trong khi những trẻ khác dường như rất khó để vượt qua khủng hoảng này. Bé biểu hiện hoảng sợ và lo lắng rất nhiều từ trong giai đoạn là trẻ sơ sinh đến khi chập chững thậm chí là cả khi ở lứa tuổi mầm non.

Hẳn là không ít các bậc phụ huynh cần sớm phải quay lại với công việc sau một thời gian ở nhà chăm sóc con, mỗi khi chuẩn bị đi làm thì đứa con sẽ bám víu, khóc lóc. Việc này cũng khiến cho ba mẹ cũng cảm thấy buồn lòng và vô cùng lo lắng. Có thể bé đang muốn thể hiện rằng bé rất yêu ba mẹ, nhưng nỗi lo lắng khi không được ở cạnh nhau khiến bé và cả ba mẹ đều cảm thấy mệt mỏi.

Mỗi em bé sẽ có một khoảng thời gian để vượt qua sự khủng hoảng xa cách khác nhau. Nguồn ảnh: Biltmore Counseling.

Mầm non Cát Linh đã tổng hợp tất tật sự thật về khủng hoảng xa cách và những phương pháp khắc phục, ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết dưới đây nhé.

1Sự thật về khủng hoảng xa cách

Đối với trẻ sơ sinh

Lo lắng về sự vắng mặt của ba mẹ hình thành sau khi trẻ hiểu biết về việc thế nào là ba mẹ đang đi vắng. Một khi trẻ sơ sinh có thể nhận ra bạn đã thực sự đi hoặc không có mặt ở chỗ chúng, điều đó có thể khiến chúng cảm thấy hoảng sợ. Mặc dù một số trẻ sơ sinh biểu hiện cảm giác này khi thiếu vắng một món đồ gì đó hoặc xa cách ba mẹ ngay từ 4 đến 5 tháng tuổi, nhưng hầu hết chúng biểu hiện rõ ràng nhất vào khoảng 9 tháng.

Sự chia tay có thể khiến con bạn biểu hiện tệ hơn khi con đang đói, mệt. Nếu bé đang trong những ngày không khỏe, bạn hãy cố gắng dời lại việc tách con này sang một giai đoạn khác, khi mà con đã sẵn sàng hơn.

Đối với trẻ mới biết đi:

Nhiều trẻ mới biết đi không có biểu hiện gì là lo lắng lúc vắng ba mẹ khi còn ở tuổi sơ sinh nhưng chúng lại biểu hiện rất rõ rệt khi ở độ 15 hoặc 18 tháng tuổi. Việc xa cách này sẽ khó khăn hơn khi trẻ đói, mệt hoặc ốm.

Khi con hiểu được thế nào là độc lập, là tự chơi một mình trong giai đoạn này, chúng có thể nhận thức rõ hơn về sự ngăn cách, thiếu vắng. Biểu hiện lúc này là chúng sẽ ồn ào, khóc lóc đẫm nước mắt và không dễ gì để dỗ dành.

Việc phải xa ba mẹ khi trẻ đang mệt, ốm là điều thực sự tồi tệ với chúng. Nguồn ảnh: parenting firstcry

Đối với trẻ mẫu giáo

Khi trẻ được 3 tuổi, chúng đã hiểu rõ ràng nhất rằng không thể lúc nào cũng có ba mẹ ở bên. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng không căng thẳng, lúc này các con đang rất cố gắng để thích ứng với việc chia tay. Các bé vẫn có những hành vi khóc lóc thậm chí là năn nỉ: Hãy ở lại cùng con.

Bạn hãy dứt khoát không trở lại khi đã rời đi ngay cả khi nghe được những câu năn nỉ của bé, cũng không cần phải hủy kế hoạch của bạn chỉ vì sợ con khóc lóc khi phải xa bạn đâu.

Chìa khóa để giúp con hóa giải nỗi sợ hãi này chính là sự nhất quán và kiên nhẫn của bạn đấy.

Bài viết liên quan: Những bài học mà trẻ lên ba gửi gắm cho cha mẹ

2Làm sao để vượt qua khủng hoảng xa cách

Một lời chào tạm biệt nhanh chóng

Bạn có thể vẫy tay và nói “Bye bye” hoặc đập tay, hôn gió hay một cái ôm, cũng nên giữ lời tạm biệt ngắn gọn và ngọt ngào. Bạn càng kéo dài thời gian tạm biệt, bé sẽ càng lưu luyến và lo lắng nhiều hơn.

Hãy nhanh chóng tạm biệt để con không bị quá lưu luyến khi phải xa ba mẹ. Nguồn ảnh: uws parenting support

Kiên định

Bạn hãy thử cho con đi nhà trẻ và đưa đón đúng giờ, ngay cả khi bạn không có việc gì quá bận trước khi bạn quay trở lại làm việc. Tạo thói quen này cho con cũng giúp con độc lập và có niềm tin hơn.

Sự quan tâm

Khi cạnh bên, bạn hãy dành tất cả tình yêu thương, sự quan tâm và chú ý cho con. Để đến khi tạm biệt bạn cần nhanh chóng rời khỏi “hiện trường” mặc cho con có khóc lóc hay năn nỉ.

Giữ lời hứa

Hãy cho con một mốc thời gian quay trở lại của bạn và bạn cần nghiêm túc giữ lời hứa này. Việc này giúp con tạo niềm tin vào ba mẹ sẽ quay trở lại và mình thì có thể độc lập đến lúc đó.

Vào ngày đầu đi học, không ít các bậc phụ huynh đã quay trở lại lớp học chỉ sau 1 – 2 giờ. Và dĩ nhiên, ngày hôm sau vẫn là một ngày bùng nổ vì bé chưa thể tự tin vào chính mình có thể vượt qua được hay không.

Cụ thể, theo cách mà con hiểu

Khi bạn hứa việc quay trở lại, hãy dùng những mốc thời gian mà bé có thể hiểu được.

Thay vì nói sẽ quay trở lại lúc 3 giờ chiều, bạn hãy nói: “Mẹ sẽ trở lại sau khi con ngủ trưa dậy và cùng con ăn nhẹ buổi chiều”. Hoặc “Ba sẽ về sau khi con ngủ 3 đêm” thay vì bạn chỉ nói rằng mình đi công tác 3 ngày. Việc chọn mốc thời gian mà con hiểu được giúp con tự tin rằng mình sẽ hoạt động độc lập được đến khi ba mẹ quay về.

Luôn nhớ về những lời hứa mà bạn đã dành cho con và nghiêm túc thực hiện. Nguồn ảnh: Primrose School

Hãy tập xa cách dần

Cho con đến chơi nhà ông bà hoặc nhờ bạn bè, người thân trông nom con giúp bạn vào cuối tuần cũng là một cách tập cho trẻ hiểu con có thể độc lập.

Trước khi cho con đi học tại các nhóm trẻ hoặc trường mầm non, bạn và con hãy có những cách tạm biệt độc đáo. Hãy cho con cơ hội được chuẩn bị, trải nghiệm và phát triển khi không có ba mẹ.

3Đôi lời từ Mầm non Cát Linh

Đứa con nào rồi cũng cần phải lớn lên, độc lập và trưởng thành. Ba mẹ hãy nhất quán, kiên nhẫn trong phương pháp dạy con. Cũng như cần trân trọng, yêu thương và quan tâm thật nhiều khi có thời gian ở bên con.

Với Mầm non Cát Linh, việc tìm hiểu các kiến thức về những giai đoạn phát triển của con là việc không thể thiếu với mỗi bậc cha mẹ. Ba mẹ hãy thường xuyên theo dõi trang Mầm non Cát Linh để cập nhật thật nhiều kiến thức và tự tin đồng hành cùng con trong quãng thời gian quý giá đầu đời này.

Mầm non Cát Linh tin rằng, mỗi thông tin mà Mầm non Cát Linh đem lại sẽ là hành trang vững chắc trong hành trình nuôi dạy con của mỗi phụ huynh.

Dạ Thắm tổng hợp.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/Soothing-Your-Childs-Separation-Anxiety.aspx

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Share
Published by
Nguyễn Lân Dũng

Recent Posts

Toàn bộ kiến thức về đại từ phản thân (Reflexive pronouns) cần biết

Bạn đã bao giờ nghe nói về các đại từ phản xạ? Nếu bạn chưa…

7 phút ago

Kinh nghiệm giúp bé học tiếng Việt lớp 5 kể chuyện cảm xúc và lưu loát

Kể chuyện lớp 5 của Việt Nam được biết đến như một trong những kiến…

23 phút ago

Hiểu toàn bộ về đại từ nhân xưng (personal pronouns) đơn giản nhất

Đại từ (tiếng Anh là đại từ cá nhân) là một trong những kiến ​​thức…

37 phút ago

Tổng hợp 50 tính từ mạnh trong tiếng anh thường dùng

Để thay thế cấu trúc nhấn mạnh "rất + tính từ" bằng tiếng Anh và…

48 phút ago

Axit photphoric (H3PO4) là gì? Cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng và phương pháp điều chế

Phosphoric acid (H3P04) is a toxic chemical but plays an important role in many manufacturing…

57 phút ago

Hướng dẫn cách dạy bé viết số 4 cực đơn giản bố mẹ nên áp dụng

Dạy trẻ viết số 4 sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn cho…

1 giờ ago

This website uses cookies.