KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Ở độ tuổi mầm non, não bộ và trí tưởng tượng của bé phát triển ở mức nhanh và cao nhất. Vì vậy, việc cho bé tiếp xúc hay trải thực hiện các thí nghiệm khoa học sẽ rất có ích cho sự phát triển não bộ của trẻ. Dưới đây là một vài thí nghiệm cho trẻ mầm non khám phá điều kỳ diệu từ ánh sáng, rất đơn giản. Ba mẹ có thể cùng con thực hiện ngay tại nhà nhé.

Thí nghiệm ánh sáng cho trẻ mầm non: Đường đi của ánh sáng

Chuẩn bị:

  • Đèn pin

  • Gương

  • Kính lúp

  • Đĩa giấy

  • Giấy

  • Bút chì

Thực hiện:

  • Chiếu đèn pin lên các đồ vật: gương, kính lúp, đĩa giấy để thu về kết quả.

Kết quả:

  • Ánh sáng chiếu lên gương bị phản chiếu lại

  • Ánh sáng chiếu lên kính lúp – ánh sáng đi xuyên qua

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

  • Ánh sáng chiếu lên đĩa giấy – ánh sáng bị chặn đứng lại

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Chắc chắn sau đó bé sẽ thích thú và mang đèn pin chiếu lên khắp các đồ vật trong nhà. Ba mẹ hãy để bé tự thực hiện, sau đó kiểm tra bé đã thu được kết quả gì từ thí nghiệm để rút ra bài học về ánh sáng:

  • Xuyên qua: Ánh sáng đi xuyên qua những vật thể nào?

  • Phản chiếu: Khi nào ánh sáng bị dội ngược lại (phản chiếu lại)?

  • Chặn đứng: Khi nào ánh sáng bị chặn lại (không xuyên qua – không phản chiếu).

Xem Thêm:  THÍ NGHIỆM KHOA HỌC STEM: VẼ MẶT TRĂNG HƠI NƯỚC

Thí nghiệm ánh sáng cho trẻ mầm non: Tạo ánh sáng cầu vồng

Chuẩn bị:

  • 1 đĩa CD

  • Giấy

  • Kéo

  • Băng dính

  • Bút chì

  • Ánh nắng mặt trời

Thực hiện:

Bước 1: Cầm đĩa CD ra ngoài ánh nắng mặt trời và bạn phản chiếu ánh sáng vào bóng râm để xem kết quả.

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Bước 2: Cắt các họa tiết đơn giản trên giấy và dán vào mặt đĩa CD. Chiếu ánh sáng vào đĩa CD vừa dán giấy và theo dõi kết quả.

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Giải thích:

Bề mặt đĩa CD là các rãnh xoắn ốc và cách đều nhau. Khi gặp ánh sáng mặt trời chúng sẽ làm nhiễu xạ ánh sáng và ánh sáng sẽ phản chiếu đến mắt chúng ta. Việc sử dụng 1 tờ giấy có họa tiết dán lên đĩa cd sẽ chặn lại 1 số tia sáng từ đĩa CD phát ra và kết quả thu được như ba mẹ và bé chứng kiến.

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Ba mẹ cũng có thể thay ánh sáng mặt trời bằng ánh sáng đèn pin, phản chiếu ánh sáng trong căn phòng tối thay vì bóng râm như ngoài trời.

Thí nghiệm ánh sáng cho trẻ mầm non: Làm kính vạn hoa

Chuẩn bị:

  • Lõi cuộn giấy vệ sinh

  • 3 mảnh gương hình chữ nhật bằng nhau

  • Băng dính dán giấy

  • Giấy

  • Bút màu

  • Ống hút

Thực hiện:

Bước 1: Xếp 3 mảnh gương tạo thành khối trụ tam giác cân. Sau đó lấy băng dính dán giấy quấn xung quanh.

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Bước 2: Cho khối gương trên vào bên trong lõi giấy (Lưu ý chuẩn bị các mảnh gương sao cho khi ghép thành tam giác thì vừa vặn ở trong lõi giấy)

Xem Thêm:  Tại sao trẻ thừa cân béo phì vẫn suy dinh dưỡng?

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Bước 3: Cắt mảnh giấy hình tròn và vẽ các hình tùy ý. Đục một lỗ nhỏ giữa tờ giấy sao cho ống hút xuyên qua.

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Bước 4: Dán ống hút lên lõi giấy và tờ giấy họa tiết (như hình) và thưởng thức thành quả.

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Hiện tượng: Bé nhìn vào trong lõi gương từ phía không bị dán giấy sẽ thấy các họa tiết được vẽ trên giấy phản chiếu nhiều màu sắc. Vậy nên mới được gọi là kính vạn hoa. Thật độc đáo phải không nào.

KHÁM PHÁ ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ ÁNH SÁNG: THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Thí nghiệm thật đơn giản không chỉ giúp bé khám phá điều diệu kì của ánh sáng mà còn giúp bé hứng thú với việc tìm tòi về thế giới quanh mình. Ba mẹ hãy theo dõi Kiddi thường xuyên để biết thêm nhiều thí nghiệm khoa học cho bé mầm non nhé.

Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘI TP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!

Minh Thu tags :thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non, trẻ mầm non làm thí nghiệm, thí nghiệm khoa học đơn giản

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Xem Thêm:  Mách mẹ mẹo chữa một số bệnh vặt ở trẻ vô cùng hiệu quả (Phần 1)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *