Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1.Sự trao đổi khí ở thuỷ tức được thực hiện qua:
A. ống khí
B. thành cơ thể
C. màng tế bào
D. Cả A, B và C đều sai.
2.Thuỷ tức bắt mồi như thế nào ?
1. Trên tua miệng có nhiều tế bào gai
2. Mồi bơi chạm vào tua miệng bị tế bào gai làm tê liệt
3. Tua miệng cuốn đưa mồi vào miệng
4. Thuỷ tức có thể nuốt được mồi có kích thước lớn.
A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3.
C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4.
3. Trong cơ thể người, giun kim sống kí sinh ở:
A. Ruột non B. Ruột già
C. Mật D. Gan
4. Trùng sốt rét nhiệt đới (ác tính) có chu kì sinh sản là:
A. 48 giờ
B. 24 giờ
C. 12 giờ
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 2. Bổ sung các chú thích trong hình sau:
1……………….
2……………….
3……………….
4……………….
5……………….
6……………….
7……………….
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Trùng đế giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như thế nào ? Cơ thể trùng đế giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình thể hiện ở đặc điểm nào ?
Câu 2. Nêu điểm khác nhau giữa thuỷ tức, san hô, sứa, hải quỳ về hình dạng, cấu tạo, đời sống và nơi sống.
Câu 3. Hãy nêu đặc điểm chung của ngành Giun đốt.
Lời giải chi tiết
I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1.
1 | 2 | 3 | 4 |
B | B | B | B |
Câu 2.
1. Roi
2. Điểm mắt
3. Không bào co bóp
4. Màng cơ thể
5. Hạt diệp lục
6. Hạt dự trữ
7. Nhân.
II.TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. * Trùng đế giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã:
– Trùng đế giày sống trong môi trường nước (ao, hồ…)
– Trùng di chuyển bằng cử động của các tiêm mao bao bọc quanh cơ thể.
– Thức ăn (các mảnh vụn hữu cơ, vi khuẩn…) vào cơ thể nhờ các tiêm mao. qua hầu, viên thức ăn được chứa trong không bào tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá thải vào nguyên sinh chất, chất bã được thải ra theo lỗ thoát thành cơ thể.
*Cơ thể trùng đế giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình:
– Cơ thể trùng đế giày đã có sự phân hoá thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận chức năng nhất định.
– Có nhân lớn. nhân nhỏ, không bào co bóp, miệng, hầu…
– Có tiêm mao đế di chuyển.
Loigiaihay.com
Nguồn: http://mncatlinhdd.edu.vn/ Tác giả: Nguyễn Lân dũng
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
Trong tiếng Anh, từ này có thể gây khó khăn cho nhiều người học sử…
"Yet" là một từ phổ biến trong tiếng Anh, thường gây nhầm lẫn cho người…
Trong tiếng Anh, việc sử dụng cả hai và cả hai đều quan trọng để…
Khi nói đến việc sử dụng tiếng Anh, một trong những câu hỏi phổ biến…
Trong tiếng Anh, có thể và có thể là hai động từ phổ quát, nhưng…
Sự tích hoa Ngọc Lan là một câu chuyện cổ tích đặc sắc của Việt…
This website uses cookies.