Giai đoạn nào con bắt đầu tập nói, phát triển ngôn ngữ? Và làm sao để có thể đồng hành tốt nhất cùng con yêu trên hành trình bập bẹ những tiếng nói đầu đời. Dạy trẻ em tập nói là giai đoạn quan trọng, là hành trình mà ba mẹ cần đồng hành dài hạn cùng con.
View all
Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ được chia thành nhiều mốc khác nhau, phân chia theo từng độ tuổi, cụ thể là những giai đoạn chính sau đây, ba mẹ cần nắm để có thể chọn cách dạy bé phù hợp:
Giai đoạn còn nằm trong bụng mẹ, bé đã bắt đầu có nhận thức ngôn ngữ, ngay khi bộ não được kích hoạt, đặc biệt là những ngày cuối thai kỳ. Giai đoạn này, thai nhi bắt đầu làm quen với âm thanh bên ngoài thông qua cơ thể của mẹ. Đầu tiên, bé có thể cảm nhận được nhịp tim, tiếng chuyển động của bản thân, tiếng nhạc khi mẹ nghe, giọng nói của mẹ hay cuộc trò chuyện xung quanh mẹ và ba,… những âm thanh phức tạp từ bên ngoài dần dần được hình thành trong tâm thức của bé.
Ở giai đoạn này, thai nhi biết phân biệt âm thanh cơ bản của ngôn ngữ từ mẹ như nhịp điệu, đồ dài, độ cao của âm thanh,… Đây cũng chính là lý do mẹ nên cho bé nghe nhạc, trò chuyện cùng bé từ khi bé còn trong bụng.
Từ khi bé mới sinh ra đã có thể phát ra âm thanh nhỏ, ở thời điểm này thính giác của bé chưa rõ ràng.
Tháng thứ 2, trẻ có thể phát ra những tiếng ọ ẹ, hoặc có những tiếng kêu khe khẽ, có thể hướng đầu tới nơi phát ra âm thanh, chú ý lắng nghe những âm thanh quen thuộc và có phản ứng lại khi nghe thấy âm thanh lạ và to – biểu hiện là giật mình.
Trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng, trẻ đã bắt đầu tạo ra những âm thanh ê a khác nhau, có thể nâng tone âm thanh lên tự nhiên. Đồng thời bé cũng biết chú ý, biết quan sát dáng miệng của người lớn.
Tháng thứ 5, trẻ phát ra một số âm khi có cơ hội giao tiếp với người lớn và sang tháng thứ 6 đã biết quay đầu hướng sang phía người lớn nói chuyện, có thể phát ra âm lặp đi lặp lại có nghĩa.
Từ 6 đến 12 tháng tuổi, ngôn ngữ của bé đã đến thời điểm phát huy mạnh mẽ. Khả năng nghe, phát âm của bé tiến bộ hơn hẳn, bé có thể gọi ba ba, ma ma,… và có những ngôn ngữ đa dạng hơn.
Số lượng từ bé có thể nói lên đến hàng trăm chữ, đồng thời có thể dễ dàng phản ứng theo các từ ngữ quen thuộc gần gũi như gọi tên ba mẹ, ông bà. Ở giai đoạn này, bé cũng bắt đầu biết phản ứng lại với những lời cưng nựng, hay thái độ yêu trách của ba mẹ.
Từ 12 đến 18 tháng là dấu mốc quá trình học ngôn ngữ của bé chuyển biến. Đây là giai đoạn trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ để giao tiếp chính thức. Trẻ 18 tháng sẽ biết cách phát hiện đồ vật, hiện tượng, sự việc và bắt đầu gọi tên theo phản xạ. Giai đoạn này là dấu mốc cho sự bùng phát ngôn ngữ tiếp theo của bé.
Từ 18 đến 24 tháng tuổi, trẻ em đã biết sử dụng ngôn ngữ gọi tên người quen, gọi tên đồ vật quen thuộc. Thời điểm này, trẻ cũng biết lắng nghe, biết tập trung quan sát vào cuộc hội thoại của người lớn và biết bắt chước những gì bé nghe được. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu đặt ra những câu hỏi khám phá thế giới.
Giai đoạn từ 24 đến 36 tháng tuổi là giai đoạn bùng phát ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt về từ vựng và tổ chức ngôn ngữ. Đây là giai đoạn trẻ có thể học từ ngữ rất nhanh, năng lực sử dụng từ ngữ vượt bậc.
Một đặc điểm ba mẹ cần biết đó là trong giai đoạn này bé rất hay nói chuyện 1 mình, nói chuyện với đồ chơi và bắt chước lời người lớn. Câu nói bắt đầu dài hơn, sử dụng nhiều từ ngữ hơn. 36 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có thể nói đến 1000 từ.
Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, chất và lượng trong ngôn ngữ của trẻ cải thiện vượt bậc. Trong giai đoạn này, ngôn ngữ của bé đã được khắc phục các vấn đề đề phát âm, ngữ pháp, cách dùng từ. Bé có thể nói câu dài 6 chữ và có vốn ngôn ngữ lên đến 5.000 từ.
Ngữ điệu của bé bắt đầu rõ ràng. Và gần như bé đã có thể hiểu hết những gì nghe thấy và thành thục với ngôn ngữ mẹ đẻ. Phát âm của bé chính xác hơn, kỹ năng giao tiếp cũng bắt đầu hình thành và cải thiện. Bé bắt đầu biết cách tự thiết lập giao tiếp bằng những cuộc trò chuyện với ba mẹ, bạn bè.
Có thể nói, 6 năm đầu đời của bé được chia thành 8 giai đoạn phát triển ngôn ngữ quan trọng, mỗi cột mốc là những thay đổi khác nhau, ba mẹ cần hiểu để có thể đồng hành cùng con phát triển ngôn ngữ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu dạy bé tập nói là 4 -7 tháng tuổi. Trẻ em 4 tháng tuổi nằm trong giai đoạn dễ bị thu hút bởi các âm thanh xung quanh. Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu biết nhận diện âm thanh và tinh nhạy ngôn ngữ.
Vì thế, các chuyên gia ngôn ngữ khuyến cáo ba mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với âm thanh, ngôn ngữ từ khi còn rất bé. Việc cho bé học ngôn ngữ một cách vô thức, ngay cả khi chưa nhận biết được âm thanh, không hiểu gì sẽ tạo phản xạ vàng để hình thành nên hệ thống ngôn ngữ, đánh thức khả năng ngôn ngữ của trẻ tốt nhất. Cụ thể, thời điểm vàng dạy bé tập nói, dạy ngôn ngữ cho bé là 4 đến 7 tháng tuổi, bắt đầu bằng cách làm quen với âm thanh, bập bẹ những tiếng chưa rõ.
Xem thêm: Giáo dục trẻ sơ sinh và tất cả những điều ba mẹ cần lưu ý
Khi dạy trẻ em tập nói, ba mẹ cần có nguyên tắc riêng để hiệu quả tốt nhất. Ba mẹ có thể lưu ý những nguyên tắc sau đây:
Cùng đọc cho con nghe, mỗi ngày là điều tốt nhất giúp khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ, giúp con tập nói tốt hơn. Trẻ em khi được tiếp xúc ngôn ngữ qua tranh sách sẽ tiếp thu được vốn từ rộng rãi và có thể lắng nghe, hiểu tốt hơn. Mỗi ngày ba mẹ đọc sách cho con nghe sẽ giúp con có thể tiếp xúc đến 1,4 triệu từ nếu bắt đầu từ khi bé 4 tháng tuổi.
Bất cứ khi nào bạn chơi đùa cùng con, hãy sử dụng ngôn ngữ, ngay cả khi bé sơ sinh chưa hiểu, chưa nắm bắt được. Bạn càng trò chuyện nhiều cùng con, con càng nắm bắt được ngôn ngữ tốt hơn và thấu hiểu dễ dàng hơn.
Ví dụ như khi bạn thay tã cho con, hãy vừa làm vừa hỏi con, vừa kể chuyện thú vị hằng ngày cho con nghe, hãy nói với con rằng bạn đang làm gì. Đó là cách giúp con được tiếp xúc ngôn ngữ mỗi ngày và tạo phản xạ ngôn ngữ nhanh nhất có thể.
Một nguyên tắc nữa cần ghi nhớ khi dạy trẻ em tập nói đó là bạn cần gọi tên, đặt tên và nói với con tên gọi của đồ vật là gì. Hoặc bất cứ điều gì bé nhìn thấy, hãy gọi tên đồ vật đó để bé có thể nhận thức được theo nghĩa là gì?
Khi bé nhìn thấy 1 chú chó, ba mẹ có thể mô tả thêm về chú chó: Chú chó màu nâu, to,… Đó là cách giúp bé mở rộng từ vựng, vốn ngôn ngữ một cách tự nhiên. Đây cũng là kỹ thuật phát triển ngôn ngữ chung, không chỉ riêng phát triển ngôn ngữ cho bé.
Mỗi giai đoạn, mỗi cột mốc, bé sẽ có những đặc điểm tiếp thu ngôn ngữ riêng. Chính vì thế, ba mẹ nên dựa vào từng giai đoạn để áp dụng cách dạy trẻ em tập nói, phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Dưới đây là một số cách dạy theo từng giai đoạn mà ba mẹ có thể tham khảo qua:
Giai đoạn 0 đến 3 tháng tuổi, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp:
Hát cho bé nghe mỗi ngày: Mẹ có thể hát cho bé nghe khi bé còn trong bụng mẹ. Có thể cho bé nghe nhạc mỗi sáng, mỗi tối cùng mẹ.
Trò chuyện cùng bé mỗi ngày: Ba mẹ có thể trò chuyện cùng bé mỗi ngày, từ khi bé còn trong bụng để tạo sự gần gũi, thân thương với con và giúp con nhận diện được giọng nói của ba mẹ.
Giữ sự yên tĩnh cho bé: Trẻ sơ sinh cần 1 khoảng thời gian yên tĩnh để tự bập bẹ những tiếng nói chưa rõ, đây là cách tự phát triển ngôn ngữ.
Ở giai đoạn 3-6 tháng tuổi, bé đã dần học được cách nói chuyện của người xung quanh, ba mẹ có thể áp dụng những cách sau để tăng khả năng ngôn ngữ cho bé:
Ôm bé và nhìn thẳng vào mắt bé, sau đó trò chuyện, mỉm cười.
Khi thấy bé bập bẹ những âm thanh không rõ, ba mẹ có thể bập bẹ những âm thanh đó cùng con. Nếu bạn nghe thấy con đang bắt chước lời bạn nói, bạn có thể nhắc lại âm thanh đó vài lần.
Thời điểm 6 – 9 tháng, bạn có thể áp dụng cách sau:
Cho bé chơi các trò chơi, tập cho bé di chuyển tay theo vần điệu, khi đưa đồ chơi cho bé, có thể gọi tên món đồ chơi để bé định tên.
Có thể cho bé soi gương, tập cho bé đặt câu hỏi đó là ai.
Bé đã bắt đầu hiểu và nói được những từ ngữ đơn giản. Chẳng hạn như nếu ai đó hỏi “Mẹ ở đâu?” bé sẽ tìm kiếm bạn. Thời điểm này, bé cũng có thể dùng những cử chỉ tay chân và cơ thể để biểu thị điều mình muốn. Bé có thể đưa cho bạn một món đồ chơi như muốn nói là “Con muốn chơi cái này”. Bố mẹ hãy áp dụng cách dạy bé tập nói bằng cách dạy bé nói những cụm từ chào hỏi như “Bai bai” hoặc “Chào bà”…
Trong giai đoạn này, ba mẹ nên đồng hành cùng con nhiều hơn:
Nói về những đồ dùng bé đang sử dụng, gọi tên đồ dùng đó là gì, như thế nào?
Đặt câu hỏi cho bé về những thứ bé cần, bé thích.
Dành thời gian lắng nghe và trả lời câu hỏi của con.
Cùng xây dựng những câu nói dài để con tập nói theo.
Đồng hành cùng con trên hành trình chinh phục ngôn ngữ thật không dễ dàng nhưng là hành trình thú vị mà ba mẹ nhất định sẽ làm tốt.
Chậm nói – một hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ. Vậy, trong trường hợp này ba mẹ cần làm gì? Có lẽ trước tiên ba mẹ cần biết thế nào là chậm nói và nguyên nhân, phương pháp điều trị là gì.
Chậm nói là khả năng ngôn ngữ của bé kém hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường. Có 3 dạng chậm nói đó là: Chậm nói đơn thuần, chậm nói khiếm khuyết não bộ và chậm nói do cơ miệng lưỡi.
Cha mẹ cần theo dõi con sát sao để kịp thời phát hiện vấn đề ngôn ngữ con gặp phải. Các biểu hiện thông thường của hiện tượng chậm nói đó là:
Giai đoạn 8 tuần tuổi, trẻ không có phản ứng lại với giọng nói hay những âm thanh to.
Trẻ 2 tháng tuổi không có phản ứng lại với lời cười đùa, nói chuyện của ba mẹ.
3 tháng tuổi, trẻ thờ ơ với mọi vật xung quanh.
4 tháng tuổi, trẻ không quay đầu hướng về phía phát ra âm thanh.
6 tháng tuổi, trẻ không biết cười.
8 tháng tuổi, trẻ không biết ê a hay phát ra những âm thanh cơ bản.
2 tuổi, trẻ không nói được những từ đơn và không thể nói câu khi đã 3 tuổi.
Đó là những dấu hiệu phát hiện trẻ chậm nói mà ba mẹ cần biết để kịp thời xác định được và điều trị.
Phát triển khả năng nói là cả một quá trình. Vì thế, kể cả với trẻ phát triển bình thường hay trẻ chậm nói cũng cần thời gian và phương pháp đúng. Để dạy trẻ chậm nói, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp đầu tiên đó là thăm khám bác sĩ, điều trị khoa học. Đồng thời, ba mẹ cũng nên dạy bé hằng ngày, với những cách đơn giản sau đây:
Kể cả khi con không nói được, không phản ứng lại, hãy cứ nói. Đặc biệt, hãy thể hiện những cử chỉ, thái độ trìu mến, nói chuyện cùng con mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi ru con ngủ, cho con ăn, cho con tắm. Việc tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên, tần suất lớn có thể kích thích hệ thần kinh tạo phản xạ ngôn ngữ tốt hơn cho con.
Với những bé chậm nói, khi được tiếp xúc với nhiều người, nghe nhiều hơn sẽ kích thích sự tương tác tốt hơn. Ba mẹ có thể cho con nói chuyện nhiều hơn với bạn bè cùng chang lứa và tạo ra những cuộc hội thoại giữa con và các bạn. Điều này giúp con mạnh dạn hơn, không sợ sệt, từ đó có thể tạo cơ hội phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Cha mẹ rất quan trọng với việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho con. Vì thế, ba mẹ cần bên con, đồng hành cùng con hằng ngày, hằng giờ. Ba mẹ nói chuyện cùng nhau, trò chuyện cùng con, đọc sách, đọc truyện, hát hò cho con nghe sẽ là nền tảng để con được kích thích ngôn ngữ tốt hơn. Đặc biệt là khi con có mong muốn được thể hiện tình cảm với ba mẹ.
Đừng quá gượng ép, áp đặt con phải nói khi con chưa sẵn sàng. Cần tập cho con sự phản xạ tự nhiên nhất. Khi nói chuyện với con, ba mẹ hãy tập trung và kiên trì, ngay cả khi con chưa thể có phản ứng ngay. Bởi, với các bé chậm nói, đôi khi bé tốn khá nhiều thời gian để chuẩn bị cho 1 từ được phát ra.
Dạy con, đồng hành cùng con trên hành trình chinh phục ngôn ngữ không dễ dàng. Vì thế, ba mẹ cần sự kiên trì, và cần biết những phương pháp tốt nhất. Hy vọng với những kiến thức dạy trẻ em tập nói trên đây sẽ hữu ích cho ba mẹ. Thấu hiểu những mong muốn của ba mẹ, Mầm non Cát Linh cho ra đời những sản phẩm công nghệ đồng hành cùng ba mẹ, cùng con trên hành trình chinh phục ngôn ngữ tốt nhất. Ba mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm của Mầm non Cát Linh để cùng con phát triển tốt hơn trên hành trình tập nói, tập phát triển ngôn ngữ nhé!
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
Cách dạy trẻ nhận biết những con số thường được cha mẹ áp dụng khi…
Tuyệt vời! Tôi đã hiểu rõ quy trình và các yêu cầu chi tiết của…
Dư Nợ Thẻ Tín Dụng Là Gì? Hiểu Rõ Để Quản Lý Tài Chính Hiệu…
Microsoft Word, hay MS Word, là một phần mềm soạn thảo văn bản quen thuộc…
Bệnh Trĩ Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa Hiệu…
Học chữ qua sách là một giải pháp hoàn hảo giúp trẻ nhỏ phát triển…
This website uses cookies.