DẠY CON TẬP NÓI ĐÚNG CÁCH THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Cách dạy trẻ tập nói là một quá trình không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn mà còn cần sự thấu hiểu và tính khoa học của mẹ. Quá trình này đã bắt đầu ngay từ khi con còn trong bụng mẹ, vậy làm thế nào để dạy con tập nói đúng cách, có hiệu quả?
I. Đặc điểm tiếp thu ngôn ngữ qua từng giai đoạn của trẻ
1. Trong giai đoạn thai kỳ
Từ rất sớm trong thai kỳ, bé đã có thể nghe được tiếng tim mẹ đập. Không lâu sau đó, cùng với thính giác phát triển hơn, thai nhi đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và ghi nhớ được những giọng nói, giai điệu bài hát và những bản nhạc, những mẩu chuyện quen thuộc mà mẹ thường đọc trong quá trình thai giáo.
Chính nhờ điều này, bé có thể phân biệt nhiều kiểu giọng nói ngay khi mới chào đời. Vì vậy, ngay từ trong bụng mẹ, người ta đã khuyên mẹ nên nói chuyện nhiều với bé, cho bé nghe nhạc, thậm chí đọc chuyện cho bé nghe.
2. Từ lúc sinh ra đến 3 tháng tuổi
Ngôn ngữ giao tiếp của bé lúc này chính là tiếng khóc. Người mẹ có thể dựa vào tiếng khóc để biết bé đang cần gì, bé muốn gì để đáp ứng cho con. Tùy theo tính cách từng bé thì tiếng khóc cũng khác nhau, lúc này người mẹ chính là người hiểu bé nhất. Bé khóc có thể do đói, do tã ướt, do đòi bế.
Khi bé lớn hơn chút xíu, bé có thể phát ra nhiều âm thanh ngộ nghĩnh khác, như ô, a… bé có thể thở dài, bé bắt đầu nhận thức âm thanh được phát ra như thế nào… Những bước đầu tiên để dạy bé tập nói sẽ bao gồm:
3. Từ 4-6 tháng tuổi
Giai đoạn này, trẻ bắt đầu bập bẹ, bé phát ra những âm thanh như baba, mama, ya ya, đa đa… Bé có thể phản ứng khi mọi người gọi tên mình, thường lúc này bé được 6 tháng tuổi. Lúc này bé rất muốn hóng chuyện, bé cố gắng hết sức để phát ra tiếng để giao tiếp với mọi người. Bé cố gắng sử dụng lưỡi, răng, vòm miệng và thanh quản của mình để phát ra tiếng.
Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:
4. Từ 7-12 tháng tuổi
Ở tháng này bé bắt đầu bập bẹ theo âm thanh mà bé nghe được và cố gắng bắt chước. Vì vậy, ở giai đoạn này mẹ đọc sách hoặc kể chuyện hay nói chuyện nhiều với con giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:
5. Từ 13-18 tháng tuổi
Lúc này bé đã biết nói một hay nhiều từ ngữ ghép lại thành câu với mọi người xung quanh. Bé đã biết ý nghĩa của từ ngữ và thậm chí có bé đã biết dùng từ chính xác trong các tình huống và biết lên xuống giọng tùy vào ngữ cảnh.
Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:
6. Từ 19-24 tháng tuổi
Lúc này vốn từ vừng của bé đã nhiều lên, bé có thể nói khoảng 50 từ, khả năng hiểu ngôn ngữ của bé cũng phát triển. Lúc này, bé thường lắng nghe, chú ý để học hỏi từ mới mỗi ngày từ những người xung quanh. Giai đoạn này, bé đã biết nói cụm từ gồm hai, ba từ như ba ơi, mẹ ơi, cô ơi…
Tuy nhiên lúc này, bé chưa biết sắp xếp từ cho đúng như “mẹ ẵm ơi” thay vì “mẹ ơi ẵm”, vì vậy, mẹ cần dạy bé chỉnh sửa cho đúng. Những bước dạy bé tập nói thích hợp cho giai đoạn này:
7. Từ 25-36 tháng tuổi
Giai đoạn này bé bắt đầu nói rành rọt, bé biết cách xưng hô, biết xưng con và gọi ba mẹ. Đây là giai đoạn vốn từ vựng của bé tăng lên đáng kể. Thậm chí, bé có thể ghép từ thành những câu đơn giản để nói chuyện với mọi người.
Bé có thể nói ra mong muốn của mình, và bé bắt đầu thắc mắc, bình luận, lý lẽ hất sức ngộ nghĩnh. Một số gợi ý về việc dạy bé tập nói trong giai đoạn này:
Xem thêm:
Cách nhận biết và chữa tật nói ngọng cho trẻ như thế nào?
II. Các phương pháp dạy con tập nói đúng cách
Trẻ thường nghe và hiểu lời nói của người lớn trước khi biết nói. Lúc đầu, các bé chỉ nói được một vài từ, trong khi chúng có thể hiểu từ 25 từ trở lên. Bạn có thể giúp bé học nói nếu bạn:
Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ có thêm thông tin để hoàn thiện cách dạy con tập nói. Cụ thể ở vấn đề phát âm, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, biểu đạt cảm xúc, ý kiến, suy nghĩ và qua lời nói.
Xem thêm:
9 TUYỆT CHIÊU ĐƠN GIẢN DẠY TRẺ TẬP NÓI BA MẸ CẦN BIẾT
Huyền Thanh tags :nuôi dạy con, dạy con đúng cách, sửa tật xấu của con, dạy con tập nói
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
Hình {Text-Align: Center; Biên độ: 25px Auto;} Hình IMG {Display: Block; lề: 10px tự động;}…
Trong thời trung cổ cổ đại và nguyên thủy, người châu Âu đã không vượt…
Thành lập tai nghe tiếng Anh thích hợp sẽ giúp con bạn có kinh nghiệm…
1. Các cuộc phát kiến của người Bồ Đào Nha Trước khi người Bồ Đào…
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được lợi ích của máy học tiếng Anh…
Việc chia sẻ khỉ sau đây sẽ giúp bạn tìm thấy đồ chơi tiếng Anh…
This website uses cookies.