DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH CHỮA TRỊ KHI TRẺ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT
Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và nó đang trở thành mối lo của nhiều bậc cha mẹ. Cùng tìm hiểu rõ về triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ để biết cách phòng bệnh và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em khởi phát từ 4 – 6 ngày sau khi trẻ bị nhiễm virus. Dưới đây là những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ phố biến qua 3 giai đoạn tiến triển của bệnh.
Trong giai đoạn khởi phát của sốt xuất huyết trẻ em sẽ có triệu chứng điển hình là sốt. Đó cũng là lý do cha mẹ thường nhầm lẫn bé chỉ bị cúm thông thường. Trẻ bị sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột và liên tục trên 38°C. Ngoài ra bé còn một số các biểu hiện sau đây:
Đối với một số bé lớn hơn, bé có thể bị nhức đầu, đau hốc mắt, mệt mỏi, đau nhức các cơ khớp. Và đặc biệt, ba mẹ có thể nhận biết đó là tình trạng xuất hiện những đốm đỏ dưới chân lông của trẻ. Ngoài ra một số bé còn bị xuất huyết đường tiêu hóa, nôn hoặc đi ngoài ra máu.
Khi bệnh diễn biến từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Lúc này virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã bị giảm một lượng đáng kể..
Ở giai đoạn này, ngoài sốt ra thì bé sẽ có một số biểu hiện điển hình sau đây:
Ở giai đoạn nguy cấp này, nếu trẻ không được chữa trị kịp thời, tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và trụy tim mạch xuất hiện khiến trẻ rất dễ tử vong.
Đây là giai đoạn bé đang dần hồi phục, nếu được chăm sóc và chữa trị kịp thời. Sau giai đoạn nguy hiểm từ 2 – 3 ngày, bé sẽ có dấu hiệu sau đây:
Việc đầu tiên bà mẹ cần làm ngay đó là khi thấy trẻ có dấu hiệu của sốt xuất huyết cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sau đó, có thể đưa bé về điều trị tại nhà và tái khám theo lịch tái khám. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà:
Mọi người vẫn hay nói câu “Phòng còn hơn chữa”. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết nên biện pháp phòng bệnh nên được áp dụng. Ba mẹ nên chủ động loại bỏ các tác nhân gây bệnh để trẻ không bị mắc bệnh. Cụ thể như sau
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết cách nhận biết khi trẻ bị sốt xuất huyết để có thể điều trị kịp thời. Bố mẹ hãy bảo vệ con khỏi sốt xuất huyết bằng cách phòng bệnh ngay từ hôm nay nhé.
Đinh Trang
Nguồn: http://mncatlinhdd.edu.vn/ Tác giả: Nguyễn Lân dũng
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
Toeic là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất, được công nhận…
Phương pháp CLIL (Content and Language Integrated Learning) - phương pháp học tích hợp nội…
Kết thúc bài thuyết trình bằng tiếng Anh sao cho ấn tượng, thu hút là…
Có rất nhiều cách luyện nghe tiếng Anh cho bé 5 tuổi ba mẹ có…
Anh em sinh năm là những nhân vật đặc sắc trong kho tàng truyện dân…
Parents should start teaching English for children like? What to prepare? Which method is most…
This website uses cookies.