Bạn đã nắm vững câu khẳng định và cách chúng được hình thành? Hôm nay, ILA sẽ cùng bạn khám phá kiến thức quan trọng về câu phủ định là gì trong tiếng anh, một phần không thể thiếu trong ngữ pháp tiếng Anh.
Câu phủ định (Negative sentences) trong tiếng Anh được sử dụng để diễn đạt một ý kiến trái ngược với sự thật, một hành động không xảy ra, hoặc thể hiện sự không đồng ý của người nói.
Nói một cách đơn giản, câu phủ định ám chỉ sự “không” (không có, không làm, không hiểu, không đi, không ai, không có gì…).
Theo từ điển Oxford, câu phủ định là một câu mang ý nghĩa “không”, từ chối thực hiện một hành động, hoặc phủ nhận một điều gì đó. Tương tự, Cambridge định nghĩa câu phủ định là một câu hoặc cụm từ chứa các từ như “không” (not), “không bao giờ” (never), hoặc “không có gì” (nothing).
Ví dụ về câu phủ định:
Kiến thức về câu phủ định không quá phức tạp, nhưng đôi khi dễ gây nhầm lẫn. Người học cần nắm vững các dạng câu phủ định khác nhau. Dưới đây là một số cách tạo câu phủ định cơ bản:
Trong nhiều trường hợp, câu phủ định được tạo bằng cách thêm “not” sau động từ to be, trợ động từ, hoặc động từ khuyết thiếu. Đây là dấu hiệu nhận biết câu phủ định dễ nhất.
Cấu trúc chung:
S + to be + not + O
Ví dụ:
There are not many strawberries this winter. (Không có nhiều dâu tây vào mùa đông.)
S + trợ động từ + not + V
Ví dụ:
My mother does not often go shopping. (Mẹ tôi không thường xuyên đi mua sắm.)
S + to be + not + V-ing
Ví dụ:
It was not raining when we left. (Trời không mưa khi chúng tôi rời đi.)
S + has/have/had + not + P2
Ví dụ:
He has not cut the call yet. (Anh ấy vẫn chưa cúp máy.)
S + will/shall + not + V (will not = won’t, shall not = shan’t)
Ví dụ:
We won’t go to the beach this summer. (Chúng tôi sẽ không đi biển vào mùa hè này.)
S + modal verbs + not + V
Ví dụ:
I want not to go swimming when it’s cold. (Tôi không muốn đi bơi khi trời lạnh.)
Các từ như “no”, “no one”, “nobody”, “nowhere”, “nothing”, “none”, “neither”… cũng được dùng để tạo câu phủ định.
Ví dụ:
Các trạng từ như “hardly”, “scarcely”, “rarely”, “seldom”, “never”… mang nghĩa phủ định, thường là “hiếm khi” hoặc “hầu như không”.
Ví dụ:
“Some” trong câu khẳng định => “any/no” + danh từ trong câu phủ định.
Ví dụ:
Cụm từ “no matter” (dù có, bất kể) tạo thành câu phủ định.
Cấu trúc:
No matter + who/which/what/where/when/how + S + V (chia ở thì hiện tại) --> Dù có… đi chăng nữa… thì…
Lưu ý: No matter what = whatever, No matter who = whoever…
Ví dụ:
Cụm từ “not… at all” hoặc “at all” có nghĩa “không chút nào cả”.
Ví dụ:
Phủ định song song là một dạng nhấn mạnh.
Cấu trúc:
Mệnh đề phủ định + even/much less/still less + noun/verb (thì hiện tại) => Đã không …, chứ đừng nói đến… Hoặc: Không…, mà càng lại không…
Ví dụ:
Câu phủ định đi kèm so sánh là loại có tính chất phủ định cao nhất, mang ý nghĩa tuyệt đối.
Cấu trúc:
Mệnh đề phủ định + so sánh hơn (more/less)
Ví dụ:
Với các động từ như believe, think, suppose, imagine… + that + clause, bạn phải phủ định ở các động từ này, không phủ định ở mệnh đề sau.
Ví dụ:
Thêm “not” sau “do” hoặc “let” và đặt ở đầu câu để tạo câu mệnh lệnh phủ định.
Ví dụ:
Sử dụng “not” sau trợ động từ hoặc sau chủ ngữ để tạo câu hỏi phủ định.
Ví dụ:
Lưu ý: haven’t = have not, doesn’t = does not, shouldn’t = should not
Bài tập 1: Tìm câu phủ định
Đáp án: Câu 1, 2, 4, 7, 9, 10.
Bài tập 2: Chuyển sang câu phủ định
Đáp án:
ILA đã cung cấp kiến thức quan trọng về câu phủ định. Đây là kiến thức cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh cần nắm vững. Hãy thường xuyên ôn tập để ghi nhớ nhé!
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
Trong kỷ nguyên số, lưu trữ dữ liệu trực tuyến đã trở thành giải pháp…
Ngôn ngữ mới là một khái niệm quen thuộc cho những người đã học tiếng…
Mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống và…
Bức tranh do một bạn nhỏ vẽ có thể chứa đựng cả một thế giới…
Đòn bẩy tài chính là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính,…
PR2 là một phương pháp toàn diện để viết lại bài viết, tập trung vào…
This website uses cookies.