Table of Contents
Bạn đã nắm vững câu khẳng định và cách chúng được hình thành? Hôm nay, ILA sẽ cùng bạn khám phá kiến thức quan trọng về câu phủ định là gì trong tiếng anh, một phần không thể thiếu trong ngữ pháp tiếng Anh.
Câu Phủ Định Trong Tiếng Anh Là Gì?
Câu phủ định (Negative sentences) trong tiếng Anh được sử dụng để diễn đạt một ý kiến trái ngược với sự thật, một hành động không xảy ra, hoặc thể hiện sự không đồng ý của người nói.
Nói một cách đơn giản, câu phủ định ám chỉ sự “không” (không có, không làm, không hiểu, không đi, không ai, không có gì…).
Theo từ điển Oxford, câu phủ định là một câu mang ý nghĩa “không”, từ chối thực hiện một hành động, hoặc phủ nhận một điều gì đó. Tương tự, Cambridge định nghĩa câu phủ định là một câu hoặc cụm từ chứa các từ như “không” (not), “không bao giờ” (never), hoặc “không có gì” (nothing).
Ví dụ về câu phủ định:
- She is not a teacher. (Cô ấy không phải là giáo viên.)
- I do not like anything sweet. (Tôi không thích đồ ngọt.)
- Mary did not tell me about your accident. (Mary không kể cho tôi về tai nạn của bạn.)
Cách Tạo Câu Phủ Định Trong Tiếng Anh
Kiến thức về câu phủ định không quá phức tạp, nhưng đôi khi dễ gây nhầm lẫn. Người học cần nắm vững các dạng câu phủ định khác nhau. Dưới đây là một số cách tạo câu phủ định cơ bản:
1. Thêm “not” vào câu khẳng định
Trong nhiều trường hợp, câu phủ định được tạo bằng cách thêm “not” sau động từ to be, trợ động từ, hoặc động từ khuyết thiếu. Đây là dấu hiệu nhận biết câu phủ định dễ nhất.
Cấu trúc chung:
- Với động từ to be:
S + to be + not + O
Ví dụ:
There are not many strawberries this winter. (Không có nhiều dâu tây vào mùa đông.)
- Với động từ thường ở thì đơn (hiện tại đơn, quá khứ đơn…):
S + trợ động từ + not + V
Ví dụ:
My mother does not often go shopping. (Mẹ tôi không thường xuyên đi mua sắm.)
- Với động từ thường ở thì tiếp diễn (hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn…):
S + to be + not + V-ing
Ví dụ:
It was not raining when we left. (Trời không mưa khi chúng tôi rời đi.)
- Với động từ thường ở thì hoàn thành (hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành):
S + has/have/had + not + P2
Ví dụ:
He has not cut the call yet. (Anh ấy vẫn chưa cúp máy.)
- Với động từ thường ở thì tương lai đơn:
S + will/shall + not + V (will not = won’t, shall not = shan’t)
Ví dụ:
We won’t go to the beach this summer. (Chúng tôi sẽ không đi biển vào mùa hè này.)
- Với động từ khuyết thiếu (can, could, may…):
S + modal verbs + not + V
Ví dụ:
I want not to go swimming when it’s cold. (Tôi không muốn đi bơi khi trời lạnh.)
2. Sử dụng các từ phủ định
Các từ như “no”, “no one”, “nobody”, “nowhere”, “nothing”, “none”, “neither”… cũng được dùng để tạo câu phủ định.
Ví dụ:
- No one had gathered on the square. (Không ai tụ tập trên quảng trường.)
- We had asked nobody to go out. (Chúng tôi chưa hỏi ai đi chơi.)
- None of us were present for his birthday. (Không ai trong chúng tôi dự sinh nhật anh ấy.)
3. Sử dụng các trạng từ phủ định
Các trạng từ như “hardly”, “scarcely”, “rarely”, “seldom”, “never”… mang nghĩa phủ định, thường là “hiếm khi” hoặc “hầu như không”.
Ví dụ:
- We hardly eat outside. (Chúng tôi hiếm khi ăn ở ngoài.)
- Lan rarely walks to school with my friends. (Lan hiếm khi đi bộ đến trường cùng bạn.)
- I have never visited the Ho Chi Minh museum in Ha Noi. (Tôi chưa bao giờ thăm bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội.)
4. Câu phủ định với “any/no”
“Some” trong câu khẳng định => “any/no” + danh từ trong câu phủ định.
Ví dụ:
- There is some apple in the fridge. => There isn’t any apple in the fridge. (Có một vài quả táo trong tủ lạnh => Không có quả táo nào trong tủ lạnh.)
- My mother has some money. => My mother doesn’t have any money. (Mẹ tôi có một ít tiền => Mẹ tôi không có chút tiền nào.)
5. Câu phủ định với “no matter…”
Cụm từ “no matter” (dù có, bất kể) tạo thành câu phủ định.
Cấu trúc:
No matter + who/which/what/where/when/how + S + V (chia ở thì hiện tại) --> Dù có… đi chăng nữa… thì…
Lưu ý: No matter what = whatever, No matter who = whoever…
Ví dụ:
- No matter how long time passes, I still remember my first teacher. (Dù thời gian trôi qua bao lâu, tôi vẫn nhớ về người thầy đầu tiên.)
- No matter how good you are, I can’t forgive you for that. (Bất kể bạn tốt đến đâu, tôi cũng không thể tha thứ cho bạn.)
6. Câu phủ định với not … at all/at all
Cụm từ “not… at all” hoặc “at all” có nghĩa “không chút nào cả”.
Ví dụ:
- My new hair is not pretty at all. (Tóc mới của tôi không đẹp chút nào.)
- This pen is not good at all. (Cái bút này không tốt chút nào.)
7. Câu phủ định song song
Phủ định song song là một dạng nhấn mạnh.
Cấu trúc:
Mệnh đề phủ định + even/much less/still less + noun/verb (thì hiện tại) => Đã không …, chứ đừng nói đến… Hoặc: Không…, mà càng lại không…
Ví dụ:
- Linda doesn’t like reading magazines, much less textbooks. (Linda không thích đọc tạp chí, chứ đừng nói đến sách giáo khoa.)
- She doesn’t know how to answer this question, still less get a high score. (Cô ấy không biết trả lời câu hỏi này, đừng nói đến việc đạt điểm cao.)
8. Phủ định đi kèm với so sánh
Câu phủ định đi kèm so sánh là loại có tính chất phủ định cao nhất, mang ý nghĩa tuyệt đối.
Cấu trúc:
Mệnh đề phủ định + so sánh hơn (more/less)
Ví dụ:
- I couldn’t suffer with him anymore. (Tôi không thể chịu đựng anh ấy thêm được nữa.)
- You don’t say anymore. I see. (Bạn đừng nói gì nữa. Tôi hiểu.)
9. Câu phủ định với một số động từ đặc biệt
Với các động từ như believe, think, suppose, imagine… + that + clause, bạn phải phủ định ở các động từ này, không phủ định ở mệnh đề sau.
Ví dụ:
- I don’t believe David will come here. (Tôi không tin David sẽ đến đây.)
- I don’t think he’s a bad person. (Tôi không nghĩ anh ấy là người xấu.)
10. Câu phủ định mang nghĩa câu mệnh lệnh
Thêm “not” sau “do” hoặc “let” và đặt ở đầu câu để tạo câu mệnh lệnh phủ định.
Ví dụ:
- Don’t forget to do your homework. (Đừng quên làm bài tập về nhà.)
- Let’s not call him by that nickname. (Đừng gọi anh ấy bằng biệt danh đó nữa.)
11. Câu hỏi phủ định
Sử dụng “not” sau trợ động từ hoặc sau chủ ngữ để tạo câu hỏi phủ định.
Ví dụ:
- Haven’t you read “The tale of two cities”? (Bạn chưa đọc “Câu chuyện về hai thành phố” à?)
- Are you not the one who had ordered the spaghetti? (Không phải anh là người đã gọi món mỳ Ý sao?)
- Shouldn’t you be at the board meeting now? (Không phải bây giờ bạn nên có mặt tại cuộc họp hội đồng quản trị sao?)
Lưu ý: haven’t = have not, doesn’t = does not, shouldn’t = should not
Bài Tập Về Câu Phủ Định
Bài tập 1: Tìm câu phủ định
- Haven’t you found your bag?
- She doesn’t like reading detective novels.
- Danny is at the hotel.
- We have nothing we need.
- Linda will be here in a few minutes.
- We have worked for 9 hours everyday.
- Are you not the one who had ordered the sandwiches?
- Everyone agreed to meet by 6 p.m. in the coffee shop.
- They are rarely at home on weekends.
- I have never traveled alone.
Đáp án: Câu 1, 2, 4, 7, 9, 10.
Bài tập 2: Chuyển sang câu phủ định
- Everyone had gathered in the stadium.
- I had asked everybody for their opinion on places to visit next time.
- All of us were present for her graduation.
- Everything was falling into place.
- Have you booked a taxi yet?
- I am in the mood to watch a movie now.
- There was some tissue paper left on the table.
- My sister earns two hundred dollars a week.
- Daisy has worked for a financial company.
- I like to play football.
Đáp án:
- No one had gathered in the stadium.
- We had asked nobody for their opinion on places to visit next time.
- None of us were present for her graduation.
- Nothing was falling into place.
- Haven’t you booked a cab yet?
- I am not in the mood to watch a movie now.
- There was no tissue paper left.
- My sister doesn’t earn two hundred dollars a week.
- Daisy hasn’t worked for a financial company.
- I don’t like to play football.
Kết Luận
ILA đã cung cấp kiến thức quan trọng về câu phủ định. Đây là kiến thức cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh cần nắm vững. Hãy thường xuyên ôn tập để ghi nhớ nhé!

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.