Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng Đảng, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, định hướng phát triển và mục tiêu cách mạng. Đảng chính trị nào cũng cần có nền tảng tư tưởng riêng, không thể tách rời, nếu không sẽ tự biến đổi. V.I. Lênin nhấn mạnh: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng,” và “chỉ đảng nào có được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”.
Nền tảng tư tưởng là bộ phận quan trọng, yếu tố cốt lõi quyết định mọi hoạt động xây dựng, sinh hoạt và lãnh đạo của Đảng. Thay đổi nền tảng tư tưởng sẽ dẫn đến thay đổi về mục tiêu, lý tưởng, nguyên tắc tổ chức và phương hướng hoạt động chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng là
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta xác định “lấy chủ nghĩa Mác – Lênin” làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Điều lệ Đảng năm 1935 khẳng định Đảng Cộng sản Đông Dương là đội tiền phong duy nhất của vô sản giai cấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản, lãnh đạo nông dân lao động và tất thảy quần chúng lao động khác, chỉ huy họ làm cách mạng phản đế và điền địa.
Điều lệ của Đảng năm 1951 chỉ rõ Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Ănghen – Lênin – Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.
Đại hội Đảng lần thứ III (1960) xác định: “Đảng lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”.
Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Đến Đại hội VII (6/1991), Đảng bổ sung điểm mới: “Nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh”; đồng thời, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và đã trở thành tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.
Trong bối cảnh hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nhấn mạnh: Đảng ta luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh.
Nền tảng tư tưởng đã được Đảng xác định sẽ tiếp tục soi sáng đường đi tới cho cách mạng Việt Nam. Báo cáo chính trị Đại hội XIII đặt lên hàng đầu quan điểm: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên trì, kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng và kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
Trong tình hình hiện nay, Đảng và nhân dân ta đang tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thế và lực của chúng ta đã lớn mạnh hơn, nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng vẫn đang diễn ra với những khó khăn và thách thức mới. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng”. Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch là yêu cầu tất yếu để xây dựng và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rõ nội dung đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch: Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự toàn vẹn, thống nhất của quốc gia dân tộc; Đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch, phản động, chống đối, các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa “xây” và “chống”, thể hiện quy luật tồn tại và phát triển của hệ tư tưởng XHCN nước ta.
Trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, việc xác định các phương hướng, nhiệm vụ, quan điểm, giải pháp cần phải quán triệt sâu sắc tư tưởng chủ đạo là kết hợp giữa “xây” và “chống”, và “xây” là mục đích cao nhất. Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”.
Căn cứ vào tình hình cụ thể ở mỗi giai đoạn, Đảng ta đưa ra những chỉ đạo cụ thể trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI vạch rõ những âm mưu thâm độc của các lực lượng thù địch khi thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên “nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước”, khiến cho các thế lực thù địch có cơ hội chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đặc biệt, việc lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được thể hiện đậm nét trong Nghị quyết số 35-NQ/TW (ngày 22/10/2018) của Bộ Chính trị.
Chưa bao giờ các thế lực thù địch thôi ngừng chống phá, công kích chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu của các thế lực thù địch là muốn gây nhiễu và tạo những khoảng trống ý thức hệ trong cán bộ, đảng viên, kích động, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hòng làm lung lạc niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Về cơ bản, các đối tượng phản động và các thế lực thù địch thường sử dụng một số cách thức, chiêu trò để chống phá Đảng và Nhà nước ta như:
Trước tình hình đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền và mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt một số mặt công tác sau đây:
Nhiệm vụ và giải pháp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời gian tới, Nghị quyết cũng chỉ rõ: Tập trung đổi mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đổi mới nội dung, phương thức nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền vể Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy vai trò của báo chí truyền thông.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là học tập, nghiên cứu, phát huy, phát triển, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.
Do đó, đối với giảng viên, việc bảo vệ, giữ vững và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy lý luận chính trị, cần tập trung làm tốt một số nội dung cơ bản sau:
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ sống còn, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam là con đường tất yếu để xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
Ngày âm lịch có vai trò quan trọng trong văn hóa và đời sống của…
Sơ Đồ Tư Duy (Mind Map) Là Gì? Khám Phá Sức Mạnh Của Mind MapBạn…
Học các cuộc thi toán trực tuyến cho học sinh lớp 1 là cơ hội…
Điểm tin ngày 06/05/2025"Hồi sinh": Bước thử nghiệm của nghệ thuật cộng hưởngVăn hóa-06/05/2025 -…
How to use a 3rd grade sentence for standard? How to be able to interrupt,…
Khi tìm hiểu về đất đai, không ít người gặp phải ký hiệu "2L" trên…
This website uses cookies.