THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÚ VỊ CHO BÉ MẦM NON: CỐC NƯỚC MÀU SẮC

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÚ VỊ CHO BÉ MẦM NON: CỐC NƯỚC MÀU SẮC

Những thí nghiệm khoa học mới lạ luôn là thứ kích thích trí tò mò và sự ham học hỏi của các bé mầm non. Đây là cách rất tốt để bé tiếp xúc thực tế và tìm hiểu thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ và cảm thấy khoa học thú vị như thế nào. Trong bài viết này, ba mẹ và các bé hãy cùng Kiddi tham gia thí nghiệm khoa học “Cốc nước màu sắc nhé”!

Để bắt đầu thí nghiệm ba mẹ cùng bé hãy chuẩn bị các nguyên liệu cơ bản sau đây:

  • Đường trắng
  • Phẩm màu (màu xanh da trời, màu cam, màu vàng)
  • 3 cốc nhựa hoặc thủy tinh giống nhau để pha màu
  • 1 cốc thủy tinh dài
  • Ống nhỏ giọt (ba mẹ có thể dùng ống tiêm)

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÚ VỊ CHO BÉ: CỐC NƯỚC MÀU SẮC

Cùng bắt đầu ngay thôi nào!

Bước 1: Pha nước đường

Ba mẹ và các bé hãy đánh số 3 cốc nước từ 1 đến 3. Cốc 1 không cho đường, cốc 2 cho 2 thìa đường, cốc 3 cho 4 thìa đường.

Đổ nước ấm vào 3 cốc nước có sẵn sao cho chiều cao cột nước ở 3 cốc là bằng nhau.

Dùng thìa khuấy tan đường có trong cố 2 và cốc 3.

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÚ VỊ CHO BÉ: CỐC NƯỚC MÀU SẮC

Bước 2: Pha màu

Cho phẩm màu vào 3 cốc nước tương ứng với 3 màu sau đó khuấy đều cho màu tan đều trong cốc nước.

Xem Thêm:  Top 5 bộ phim hoạt hình âm nhạc cho bé luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày

Cốc số 1: Màu đỏ

Cốc số 2: Màu vàng

Cốc số 3: Màu xanh dương

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÚ VỊ CHO BÉ: CỐC NƯỚC MÀU SẮC

Bước 3: Hô biến cốc nước màu sắc

Lần lượt đổ 3 cốc nước màu vào cốc thủy tinh rỗng theo thứ tự cốc 3, cốc 2 và cốc 1 với lượng nước bằng nhau.

Đầu tiên, lấy cốc màu số 3 (màu xanh dương) đổ vào cốc pha chế.

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÚ VỊ CHO BÉ: CỐC NƯỚC MÀU SẮC

Tiếp theo, dùng ống nhỏ giọt nhỏ lấy nước từ cốc số 2 nhỏ từng giọt vào cốc pha chế và làm tương tự với cốc số 1.

Sau khi hoàn thành thí nghiệm ba mẹ và bé sẽ thấy 3 màu sắc trong cốc pha màu không hề hòa lẫn vào với nhau.

THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÚ VỊ CHO BÉ: CỐC NƯỚC MÀU SẮC

Giải thích thí nghiệm:

Ở cốc số 3 có nhiều đường nhất sẽ có trọng lượng riêng cao nhất. Cốc nước số 2 có ít đường hơn nên trọng lượng riêng thấp hơn cốc số 3. Và cuối cùng, cốc số 1 không có đường nên trọng lượng riêng nhỏ nhất.

Thật là một thí nghiệm khoa học thú vị dành cho ba mẹ và các bé mầm non. Cả nhà hãy thử thực hiện tại nhà và quan sát thí nghiệm thú vị này nhé. Nếu ba mẹ và các bé quan tâm có thể tham khảo thêm TẠI LINK này. Hy vọng các thí nghiệm khoa học thú vị sẽ đem đến nhiều niềm vui và sự hứng thú với khoa học cho ba mẹ và các bé.

Đây cũng là thí nghiệm khá đơn giản các cô giáo cũng có thể thực hiện tại trường mầm non và hướng dẫn các bé thực hiện.

Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!

Xem Thêm:  TRẺ NÓI NGỌNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

Phạm Hà tags :thí nghiệm khoa học, thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non, thí nghiệm khoa học thú vị

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *