Table of Contents
Hoa thược dược là loài hoa rất được yêu thích nhờ vào sắc màu đa dạng và hình dáng quyến rũ. Loài hoa này tượng trưng cho sự thanh cao, sang trọng và may mắn. Cùng Mầm non Cát Linh khám phá ngay cách cắm hoa thược dược đẹp, đơn giản, tươi lâu trong bài viết dưới đây!
1Ý nghĩa của hoa thược dược
Hoa thược dược không chỉ có vẻ đẹp rực rỡ mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:
- Sự thanh cao và quý phái: Hoa thược dược được xem là biểu tượng của sự thanh lịch, phù hợp để trang trí trong những không gian sang trọng.
- Tình yêu và sự gắn kết: Loài hoa này thường được dùng để bày tỏ tình cảm chân thành, thể hiện sự quan tâm và kết nối giữa con người.
- May mắn và hạnh phúc: Trong phong thủy, hoa thược dược được cho là mang lại may mắn, thịnh vượng và niềm vui cho gia chủ.
- Sự kiên cường và mạnh mẽ: Dù có vẻ ngoài mềm mại, hoa thược dược lại có sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho ý chí kiên định.
Hoa thược dược mang ý nghĩa của sự kiên cường và may mắn
2Cách chọn và dưỡng hoa thược dược trước khi cắm
2.1 Cách chọn hoa thược dược
Để có một bình hoa thược dược đẹp và tươi lâu, bạn cần chọn hoa thật kỹ lưỡng:
- Chọn hoa còn tươi: Hoa thược dược tươi có cánh dày, không bị héo hoặc dập nát. Nên chọn hoa có màu sắc rực rỡ, không bị ngả màu.
- Kiểm tra thân và lá: Cành hoa phải chắc chắn, không quá mềm hoặc héo úa. Lá xanh tươi, không bị sâu bệnh hay có đốm vàng.
- Lựa chọn hoa theo mức độ nở: Nếu muốn hoa chơi lâu, nên chọn những bông còn hơi nở, chưa bung hết cánh. Những bông đã nở quá to sẽ nhanh tàn hơn.
- Kiểm tra gốc hoa: Phần gốc hoa không nên bị dập, thối hay có dấu hiệu héo úa, vì điều này ảnh hưởng đến khả năng hút nước của hoa.
2.2 Cách xử lý hoa thược dược
Ngâm hoa trong nước mát
- Khi mua hoa về, cắt bỏ phần bị dập nát ở gốc để hoa có thể hút nước tốt hơn.
- Loại bỏ phần lớn lá, chỉ giữ lại một số lá phía trên để nước có thể tập trung nuôi hoa.
- Ngâm hoa trong nước sạch với độ sâu khoảng 20-25cm trong vài giờ hoặc qua đêm để hoa hồi sức sau quá trình vận chuyển.
Xử lý hoa bằng nước nóng
- Đun nước sôi ở nhiệt độ 100°C.
- Cắt bỏ lá thừa, tỉa bớt phần gốc và đặt hoa vào bình nước sôi sao cho phần cuống ngập khoảng 7-10cm.
- Để hoa trong nước nóng khoảng 2 tiếng, sau đó cắt bỏ phần gốc đã ngâm nước nóng.
- Ngâm tiếp hoa vào nước mát với độ sâu khoảng 20-30cm trước khi cắm vào bình hoặc có thể cắm ngay nếu không có thời gian chờ.
- Với phương pháp này, hoa sẽ nở rực rỡ và giữ được độ bền lâu hơn.
Để hoa thược dược được tươi và nở lâu, bạn nên ngâm hoa khoảng 30 phút trước khi cắm
3Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
Trước khi tiến hành cắm hoa, bạn cần chuẩn bị những vật dụ sau:
- Hoa thược dược: Chọn những bông hoa tươi, cánh không bị dẫp, hãy kết hợp nhiều màu sắc để bình hoa thêm sống động.
- Bình hoa: Tuùy thuộc vào kiểu cắm mà lựa chọn bình cao, bình tròn hoặc xốp cắm hoa.
- Dụng cụ: Kéo cắt cành, dao nhọn, nước dưỡng hoa, xốp cắm hoa.
4Cách cắm hoa thược dược theo từng kiểu dáng
4.1 Cách cắm hoa thược dược trong bình cao
Kiểu cắm hoa này phù hợp với không gian phòng khách, sân vườn hoặc sảnh lớn.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch bình và đổ nước dưỡng hoa.
- Cắt xéo góc 45° gốc cành hoa để hoa háp thụ nước tốt hơn.
- Sắp xếp hoa:
- Xếp những cành cao đặt vào trung tâm bình.
- Cắm các cành ngắn hơn ở xung quanh tạo sự cân đối.
- Có thể kết hợp thêm lá và hoa khác như baby, hoa hồng.
- Kiểm tra và điều chỉnh bình hoa theo ý thích của bạn.
Cách cắm hoa thược dược trong bình cổ cao sang trọng
4.2 Cách cắm hoa thược dược trong bình tròn
Cách cắm hoa thược dược trong bình tròn phù hợp với bàn tiệc, bàn làm việc hoặc quà tặng.
Các bước thực hiện:
- Chọn bình tròn: Bình gốm hoặc thủy tinh.
- Cắt gốc cành hoa: Giữ chiều dài đồng đều, ngắn hơn so với bình cao.
- Sắp xếp hoa:
- Cắm các bông hoa đều quanh miệng bình.
- Cắm các bông hoa nhỏ hơn hoặc các loại lá xung quanh.
- Chỉnh sửa hình dáng và thêm nước dưỡng.
Cách cắm hoa thược dược trong bình cổ thấp
4.3 Cách cắm hoa thược dược trong xốp cắm hoa
Cách cắm hoa thược dược trong xốp phù hợp trang trí bàn thờ, sân khấu, bữa tiệc,…
Các bước thực hiện:
- Ngâm xốp cắm hoa vào nước dưỡng cho thấm đều.
- Cắm những cành cao trước, sau đó điều chỉnh độ dài ngắn của các cành để tạo dáng đẹp mắt.
- Bổ sung các loại lá trang trí để bình hoa trông đầy đặn hơn.
- Kiểm tra tổng thể và hoa vào vị trí phù hợp.
Cách cắm hoa thược dược với xốp giúp tươi lâu, bền màu
5Mẹo giữ hoa thược dược tươi lâu
- Ngay sau khi mua hoa, hãy đặt hoa vào một xô nước trong khoảng 30 phút, lưu ý không để nước ngập vào bông. Cách này giúp hoa hấp thụ đủ nước và duy trì độ tươi lâu hơn.
- Nếu muốn giữ hoa thược dược tươi lâu, cách tốt nhất là cắm trong xốp và chăm sóc đúng cách.
- Khi được dưỡng hoa cẩn thận và cắm vào xốp, hoa có thể giữ độ tươi trong khoảng 7 ngày.
- Hãy thường xuyên thay nước và mỗi lần thay, cần cắt vát phần gốc để loại bỏ phần đã bị úng. Đồng thời, tỉa nhẹ những cánh hoa bên ngoài có dấu hiệu héo để giữ hoa luôn đẹp.
- Độ bền của các màu hoa: Hoa thược dược màu vàng có độ bền cao hơn, trong khi hoa màu trắng sẽ nhanh tàn hơn.
- Dùng giấm trắng: Trước khi cắm hoa vào bình, hãy thêm một chút giấm vào nước và chờ khoảng 1 phút. Giấm giúp hạn chế tình trạng hoa bị héo và giúp thân hoa cứng cáp hơn.
- Thêm đường vào nước: Đường hỗ trợ quá trình quang hợp của cành hoa, giúp hoa hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, từ đó kéo dài thời gian tươi.
- Sử dụng nước trà nguội: Một mẹo phổ biến khác là thêm nước trà nguội vào bình cắm hoa. Điều này giúp hoa giữ độ tươi lâu hơn, thậm chí có thể kéo dài đến 7 ngày.
Hoa thược dược có thể trưng được 7 ngày nếu dưỡng hoa đúng cách
Việc cắm hoa thược dược không chỉ giúp không gian trở nên sinh động, tươi mới mà còn mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu. Với những mẹo lựa chọn, cắm và dưỡng hoa được chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn sẽ có những bình hoa thược dược đẹp mắt, bền lâu để trang trí cho ngôi nhà của mình. Hãy áp dụng ngay để tận hưởng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa này trong những dịp đặc biệt nhé!

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.