Nhận biết rối loạn hành vi ở trẻ và những điều ba mẹ cần biết

Rối loạn hành vi ở trẻ là bệnh lý liên quan đến cảm xúc gây cản trở sự phát triển trí tuệ, thể chất và tâm lý. Cùng Mầm non Cát Linh tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh hiệu quả!

1Rối loạn hành vi ở trẻ là gì?

Rối loạn hành vi là tập hợp những vấn đề về cảm xúc bắt đầu từ thời niên thiếu hoặc ở trẻ vị thành niên kéo dài ít nhất 6 tháng. Khi mắc bệnh lý này trẻ thường không tuân theo những quy tắc hành xử của xã hội, không thể tự chủ được hành vi và cảm xúc của mình và có nhiều hành động xâm hại đến người khác.

Dựa theo độ tuổi, bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em được chia thành 2 nhóm là rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát với trẻ dưới 10 tuổi và rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát với trẻ vị thành niên.

Ở những trường hợp này tất cả biện pháp trừng phạt với trẻ đều là vô nghĩa, không ít bố mẹ cho rằng biểu hiện bệnh do tâm lý của trẻ đang lớn dần nhưng thực tế bệnh nghiệm trọng hơn vậy và cần phải được điều trị sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng. 

Rối loạn hành vi ở trẻ là gì?

2Những ảnh hưởng của rối loạn hành vi 

Rối loạn hành vi ở trẻ rất nguy hiểm, tuy nhiên bố mẹ lại không ý thức được điều này khiến bệnh diễn biến theo chiều hướng nặng hơn cả về sức khỏe của trẻ lẫn người xung quanh:

  • Rối loạn hành vi ở trẻ có thể gây ra những hành động bộc phát gây hại cho chính bản thân trẻ.
  • Trẻ thực hiện nhiều hành vi thô bạo với những người xung quanh gây nguy hiểm tới cộng đồng.
  • Làm những hành động tự cô lập bản thân, gây ra việc khó thích nghi với xã hội.
  • Thực hiện hành vi gây gổ, chống đối xã hội, pháp luật.
Xem Thêm:  Ngày của mẹ nên tặng gì cho thiết thực? 15 Món quà ý nghĩa nhất 2025

3Trẻ nào dễ mắc rối loạn hành vi?

Theo thống kê, trẻ nam trong độ tuổi vị thành niên hoặc thanh thiếu niên dễ mắc các bệnh rối loạn hành vi. Trong đó các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể tới như: sinh non, nhẹ cân, tính khí thất thường, gia đình không hạnh phúc, khuyết tật trí tuệ,…

Xác định nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ có những phương pháp phòng ngừa rối loạn hành vi ở trẻ

Trẻ nam thường dễ mắc rối loạn hành vi hơn trẻ nữ

4Nguyên nhân trẻ bị rối loạn hành vi

Thực tế vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây rối loạn hành vi ở trẻ. Trong một số trường hợp rối loạn hành vi có thể xuất phát từ:

  • Trẻ rối loạn hành vi nguyên nhân có thể do các yếu tố sinh học như di truyền, các rối loạn chuyển hóa.
  • Ngoài ra rối loạn có thể xuất hiện do sự thay đổi của cấu trúc não và mức độ dẫn truyền xung thần kinh ở trẻ. 
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân khi sinh có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao hơn những đứa trẻ khác.
  • Trẻ đã từng trải bị các chấn thương não và tổn thương hệ thần kinh trung ương,…
  • Giới tính cũng là một trong những yếu tố có thể gây ra rối loạn hành. Trẻ giới tính nam thương có nguy cơ bị rối loạn cao hơn nữ.
  • Do các yếu tố từ môi trường tác động như hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu sự chăm sóc và quan tâm của bố mẹ, trẻ sống trong gia đình bạo lực, trẻ bị lạm dụng, gặp biến cố lớn,…

5Biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ

Trẻ rối loạn hành vi thường rất khó để kiểm soát hành vi của mình nên rất dễ dẫn tới những hành vi tiêu cực, đi ngược lại quy chuẩn chung của xã hội. Do vậy, bố mẹ cần xem xét biểu hiện của trẻ để phát hiện và thăm khám kịp thời:

  • Biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ rõ ràng nhất đó là luôn có những hành động, cư xử một cách hung hăng với người và vật xung quanh và không nhận thức được đây là hành vi xấu. 
  • Không bao giờ tuân thủ bất cứ quy định và nội quy nào. 
  • Có xu hướng cô lập bản thân và tách bản thân ra khỏi xã hội.
  • Thực hiện nhiều hành động vi phạm trật tự một cách khó chịu và quá đáng.
  • Có hành vi chống đối xã hội, thậm chí chống đối một cách nguy hiểm và nguy hại cho cộng đồng như trộm cắp, nói dối, đánh nhau,….
  • Trẻ bị tăng động.
  • Không giao tiếp, trò chuyện với mọi người xung quanh.
  • Thực hiện các hành vi gây hại cho chính mình như dùng chất kích thích.
Xem Thêm:  Cách cắm hoa thược dược đẹp, sang trọng, tươi lâu

Biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ là gì?

Biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ là gì?

6Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ

Điều trị y khoa

Để điều trị rối loạn hành vi ở trẻ cần có sự can thiệp của y khoa. Tùy vào từng mức độ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ khám tâm lý cho trẻ phù hợp, thậm chí có một số trường hợp năng có thể sử dụng thuốc để ngăn chặn những suy nghĩ và hành vi bạo lực, chống xã hội.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị y khoa với bệnh lý rối loạn hành vi có thể là thuốc chống tâm thần để kiểm soát tạm thời xu hướng thích bạo lực trong trẻ và thuốc kích thích giúp ổn định cảm xúc.

Ưu tiên phương pháp điều trị tâm lý để giúp trẻ có những hành vi chuẩn mực thay vì sử dụng thuốc, bởi vì về lâu dài thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Hỗ trợ từ gia đình

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn hành vi ở trẻ. Bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau để hiệu quả điều trị cao hơn:

  • Dành thời gian trò chuyện, quan tâm và lắng nghe con và luôn hướng con đến những điều tích cực.
  • Tuyệt đối không cho trẻ xem những bộ phim bạo lực, chống đối xã hội không phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Phối hợp với nhà trường để quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
Xem Thêm:  Táo bón ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp điều trị

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn hành vi ở trẻ

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn hành vi ở trẻ

Hỗ trợ từ thầy cô

Sự hỗ trợ từ thầy cô cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị rối loạn hành vi ở trẻ. Thầy cô cần hướng dẫn trẻ cách hòa nhập với bạn bè, dạy trẻ phân biệt tốt xấu và hướng trẻ đến những hành động tốt đẹp theo hướng tích cực.

Bên cạnh đó cũng cần thực hiện những biện pháp thưởng – phạt phù hợp cho trẻ để trẻ không tái phạm sai lầm.

7Phòng ngừa tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ

Xác định được nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ có những phương pháp phòng ngừa rối loạn hành vi ở trẻ em một cách đúng đắn. Ngoài nguyên nhân sinh học tự nhiên do di truyền hoặc rối loạn chuyển hóa, thì đa số trường hợp là do gặp chấn thương não và do môi trường ảnh hưởng.

Do vậy, môi trường và gia đình vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa các rối loại hành vi. Bên cạnh đó cũng cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để dạy dỗ, uốn nắn tâm lý, hành vi của trẻ phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Nhận biết rối loạn hành vi ở trẻ sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh lý cho trẻ. Hy vọng thông trên trên hữu ích với bố mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ. Các bài viết của Mầm non Cát Linh chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.