Thơ và Ca dao về tình anh em ruột thịt mang theo những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta muốn gửi gắm cho thế hệ sau. Mỗi câu nói đều hướng đến gắn kết tình cảm giữa người thân với nhau để tạo nên một cuộc sống đong đầy yêu thương.
Mầm non Cát Linh Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/) là trang tổng hợp thơ, ca dao tục ngữ, câu nói hay và ý nghĩa. Bạn cũng có thể theo dõi phân tích văn học sâu sắc tại.
Tổng hợp 1 số bài thơ về thơ về tình nghĩa anh chị em gắn bó keo sơn, tinh thần đoàn kết và đùm bọc che chở lẫn nhau.
Râm ba bảy đứa bạn hiền
Mở lòng tâm sự chuyện đời buồn vui
Bạn tôi kẻ bắc, người nam
Phù sa nước lũ xuôi dòng miền tây.
Đêm đêm mượn rượu giải vây
Say theo lời nhạc tiếng đàn dịu êm
Bạn tôi có kẻ đa tình
Có người lỗi lạc, người thì ngây thơ.
Ai cũng ôm mộng chí trai
Phấn đấu học tập chăm làm ngày đêm
Nhưng đời còn lắm chông gai
Chưa xuôi theo ý chưa vừa lòng ta.
Khi nào công danh rạng ngời
Nhà cao, cửa lớn, vợ hiền kề bên
Khi nào phú quý cao sang
Không quên ân trọng nghĩa tình anh em…
(Ly JackSon)
Khi ta say ta mới biết được rằng:
Mình thật mình hơn bao người tỉnh táo
Ta mới biết ta, thóc nên hạt gạo
Nên cơm ngon tình huynh đệ xưa nay.
Ta thật mình, có lẽ đó là say?
Khi say khướt trong tình và men rượu
Ta thắng hết mọi nỗi khổ buồn đau
Ta thắng hết những yếu đuối bấy lâu.
Thốt bao lời từ trái tim giòn mỏng
Khi ta say linh hồn ta mở rộng
Bay vào sâu cánh cửa Thiên Đàng
Lòng không chút ngượng ngập hoang mang
Ta bình an, khi say tình, say rượu…
…
Ôi tuyệt vời những giây phút nâng ly
Ôi! hạnh phúc khi mình cùng cạn chén
Trước đến nay mình đâu thề, nào hẹn
Nay chiều mưa ốc luộc, rượu… sum vầy.
Có chi bằng khi huynh đệ cùng say
Trong tình nghĩa, đậm đà khói thuốc
Tự do; ấy là điều tốt nhất
Không bon chen, không ảo mộng hư vô…
…
Anh em mình như những vị vua
Sau chai rượu, mỗi khi mình chém gió
Khi say, ta trẻ lại trong từng hơi thở
Vô giá phải không, cho mãi đến bao giờ…
Say rượu no mồi anh em mình làm thơ
Nghe những bản nhạc Noel kề cạnh
Dẫu cho rằng mùa đông đang càng lạnh
Ta vẫn còn nhiều rượu, ấm hơi xuân.
(Peter Hy Tấn)
Đen và trắng
Đi dưới nắng
Đến trường làng
Nắng chang chang
Không đội mũ
Trắng mệt lử
Toát mồ hôi
Chân rã rời
Không muốn bước
Vừa khát nước
Vừa choáng đầu
Đen chạy mau
Vào nhà bạn
Mượn chiếc nón
Đội cho em
Đỡ em lên
Lưng mà cõng
Trời thì nóng
Đường thì xa
Còn vượt qua
Cánh đồng rộng
Đen vội cõng
Em trở về
Giữa nắng hè
Đầy oi bức
Rồi một lúc
Cũng đến nhà
Đen xuýt xoa:
Mẹ ơi mẹ!
Em không khoẻ
Bị cảm rồi!
Mẹ kêu: Trời!
Sao tội thế
Đưa mẹ bế
Em vào nhà
Rồi mẹ gà
Liền cạo gió
Dùng cái mỏ
Cào lưng em
Lấy tấm mền
Cho em đắp
Đen hấp tấp
Gọi thầy lang
Thầy vừa sang
Liền mách bảo:
Bởi vì cháu
Đi đến trường
Lại xem thường
Không đội mũ
Gặp nắng dữ
Nên cảm thôi
Thuốc đây rồi
Cho cháu uống
Chỉ một thoáng
Là khoẻ ngay
Cảm ơn thầy!
Mẹ gà đáp
Lấy bì bắp
Mẹ biếu thầy
Thầy xua tay
Không chịu lấy
Thầy đi khỏi
Chị và em
Ngồi lặng im
Trong hối hận
Vì mẹ dặn
Đi đến trường
Phải luôn luôn
Mang giày mũ.
(Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng)
Ta vẫn biết cuộc đời đầy gió bụi
Bởi còn nghèo nên cặm cụi đó đây
Quý mến nhau nên tình cảm luôn đầy
Dù gian khổ vẫn vui vầy không nản.
Một tình cảm mà người không thể bán
Mối chân thành nào ai cản được đâu
Quý mến nhau như lúc gặp ban đầu
Trân trọng mãi với cái câu tình bạn.
Cao quý lắm hãy gìn như di sản
Dẫu mai nầy có hoạn nạn đừng xa
Chúng ta đây đang trong cõi ta bà
Xin giữ mãi mối thiết tha nầy nhé.
Hãy vui lên như lúc ta còn trẻ
Và chân thành cùng chia sẻ đau thương
Giữ tay nhau đi hết quản đường trường
Và cố gắng để tình thương đẹp mãi.
(Nguyễn Hiếu)
Mái nhà xưa, chúng ta khôn lớn
Anh em một nhà, yêu quý nhau
Thuở cháo rau, chia nhau chung sống
Cha mẹ bạc đầu vì chúng con.
Rồi lớn lên, ai lo việc nấy
Dựng vợ gả chồng, cuộc sống riêng
Mãi bôn ba quên đi tình nghĩa
Núm ruột một nhà, thương mến nhau.
Một đời mẹ cha lo con nhỏ
Ăn học thành tài, rạng công danh
Giờ mẹ cha nay đã già yếu
Tổ tiên đợi chờ đón mẹ cha.
Trước khi đi xa cha mẹ dặn
Anh em thuận hoà, chớ ganh đua
Đừng để lòng tham chia núm ruột
Máu chảy ruột mềm, thương quý nhau.
(Tác giả: Phuong Vuong)
Ráng chiều đang xuống chân trời
Chị tôi quang gánh, áo tơi về nhà
Thương đàn em nhỏ ê a…
Đói lòng bồng bế nhau ra đứng chờ…
Chân run bụng đói mắt mờ
Trưa nay xin bát cháo nhờ nhà bên.
À… ơi… ơ… ơ…!
Từ khi cha mẹ về trời
Bỏ đàn con nhỏ… nay thời mồ côi…
Dòng sông Lam vẫn cứ trôi
Chị nay vất vả, mà thôi học hành
Buôn từng quả ớt quả chanh
Sớm chiều chạy chợ loanh quanh kiếm tiền.
Dãi dầm mưa gió liên miên
Tháng ngày lặn lội trên triền sông quê
Căn nhà mưa dột ủ ê…
Mành phên vách nứa lạnh tê… Gió lùa
Đầu hồi cây khế quả chua
Không còn ra trái từ mùa mẹ đi…
Sau nhà đồng lúa xanh rì
Nay còn trơ rạ hỏi vì… Cha đâu?
Chị thì đồng cạn đồng sâu
Sớm hôm vất vả cơ cầu nuôi em
Đứa nhỏ mặt mũi lấm lem
Nhớ Mẹ khát sữa khóc thèm đòi ti…
Đứa lớn cũng chẳng biết chi
Em đói em khóc, làm gì chị ơi…
Ôm em ru ngủ lệ rơi
Một mình cảm nhận cuộc đời mồ côi
Hát lên câu hát ỉ ôi
Ầu ơ… Ví dặm… Lệ trôi ngắn dài.
Ầu… ơ…
Đi xa mới biết đường dài
Mồ côi mới biết có ai nuôi mình
Chị tôi xưa đẹp xưa xinh
Vì đàn em nhỏ nay nhìn già nua
Ầu… ơ… Thương mấy cho vừa
Sông Lam mấy tuổi… chị chưa lấy chồng…?
(Tác giả: Bách Tùng Vũ)
Lâu lắm hai thằng mới gặp nhau
Trời đông se lạnh rượu chung nào?
Cạn chung men đắng cho lòng thỏa
Thêm chén men nồng dạ thắm nhau.
Bằng hữu xa nhau mong tái ngộ
Bạn bè gặp lại thỏa lòng nao
Cách xa huynh đệ trong niềm nhớ
Gặp gỡ tao mày chạm chén nhau.
(Nguyễn Lâm)
Ta lại ngồi với đôi dòng suy nghĩ
Viết gì đây khi tim đã cạn lời
Viết cho ta cho đời hay tri kỷ
Não cảnh sầu ta cứ mãi buông lơi.
Cho ta được trở về ngày xưa đó
Thuở thiếu thời không suy nghĩ âu lo
Không bon chen và chẳng màng danh lợi
Tuyệt thế nào tháng ngày mãi rong chơi.
Tôi đã chán với dòng đời tấp nập
Kẻ vì tiền người bán rẻ lương tâm
Dẫm đạp nhau dù có là huynh đệ
Ôi sự đời thật đáng mãi cười chê.
(Kim Bình Hưng)
Bước đường đời bao trắc trở gian nan
Đừng một mình cúi đầu đi lặng lẽ
Hãy chung tay mình cùng nhau san sẻ
Chút cơ hàn bớt nặng gánh đôi vai.
Vì cuộc sống đâu biết trước ngày mai
Nên hôm nay hãy cùng nhau cố gắng
Mình chia nhau những ngọt bùi cay đắng
Để dìu nhau mạnh mẽ bước vào đời.
Cùng sát cánh nhé bạn của tôi ơi
Những người bạn bên đời tôi thân mến
Nếu như cho tôi vạn lời ước nguyện
Tôi chỉ mong tình bạn mãi chân thành.
Hãy lưu giữ tình bạn của chúng mình
Trong thâm tâm và sâu nơi tiềm thức
Dù mai đây nơi trời xa cách biệt
Phút chạnh lòng lấy kỷ niệm tìm vui.
(Thiên Gia Bảo)
Em trách anh hay cho tiền em gái
Cuối tháng này lại đến đứa em trai
Cứ bảo anh làm như thế là sai
Chồng người ta đâu có ai làm vậy
Này em ơi! Nhà mỗi anh nhờ cậy
Cha mẹ già còn được mấy đồng lương
Tình anh em anh không thể xem thường
Mà làm ngơ lại không thương chúng nó
Nhớ không em, ngày anh quen em đó
Sinh viên nghèo nhờ tụi nhỏ mà thôi
Chăm mẹ cha hết đứng rồi lại ngồi
Việc học hành nào đến nơi đến chốn
Trong gia đình anh là anh trai lớn
Kinh tế mình giờ cũng khá hơn xưa
Giúp bọn trẻ anh nghĩ cũng chẳng thừa
Tình máu mủ khó phân bua giải thích
Vợ chồng ta cũng 3 con ruột thịt
Lớn lên rồi chúng cũng biết yêu thương
Em đừng thế con trẻ sẽ xem thường
Làm phai mờ tình yêu thương huynh đệ
Em yêu ơi! Em gánh vai làm mẹ
Dạy con khờ em cũng thế mà thôi
Tình anh em sâu đậm cả một đời
Chứ không phải cưới xong rồi là bỏ
Trời sinh ra có bóng cây ngọn cỏ
Có vui buồn và có cả đỏ đen
Có cao sang cũng có cả thấp hèn
Có yêu thương và cả ghen tuông nữa
Thế nên em đừng bắt anh chọn lựa
Em và con hay mấy đứa em em khờ
Đó chỉ là sự ích kỷ vẩn vơ
Em em ơi đừng bao giờ như thế
Viết dòng thơ nhưng anh tuôn dòng lệ
Xin em đừng việc bé xé ra to
Em của anh, anh không thể không lo
Đã yêu anh chắc rồi em sẽ hiểu
Trên thế gian tình anh em không thiếu
Nghĩa vợ chồng xin hãy hiểu cho nhau
Rộng yêu thương hạnh phúc mãi về sau
Đừng ích kỷ mà khổ đau vợ nhé!
(Tác giả: Sở Lưu Hương)
Bao gian khó ta nào đâu quản ngại
Phận làm anh luôn bươn chải vì em
Dẫu gió sương hay nắng cháy da mềm
Anh đây cũng và chẳng xem chi hết
Vì làm lớn anh đây dù có chết
Vẫn phải lo cho em hết kiếp này
Là nỗi lòng anh bày tỏ ra đây
Cho em hiểu biết thế này huynh đệ
Ai có nói hoặc chê cười mặc kệ
Vì em là một hiền đệ của anh
Đời lúc nào mà chẳng có màu xanh
Ta cố gắng thì trên cành hoa nở
Đã là đệ thì anh luôn che chở
Dù thế nào anh không nỡ bỏ đâu
Bao đau thương hay cuộc sống cơ cầu
Anh đây cũng giữ mãi câu huynh trưởng.
(Tác giả: Nguyễn Hiếu)
Trèo lên cây ổi sau nhà
Nhớ thời thơ bé sao mà vấn vương
Cái thời con nít ẩm ương
Chị, em, anh, chị, mà thương cho vừa
Cái thời gian nắng buổi trưa
Mò cua, bắt dế, tắm mưa trên đồng
Cái thời đứa bế đứa bồng
Đứa nhỏ ngồi thúng, lớn gồng gánh em
Suốt ngày mặt mũi tèm lem
Thả diều, nặn đất! Ôi, thèm tuổi thơ
Thời gian trôi có đâu chờ
Đứa nào cũng lớn, ai ngờ đổi thay
“Anh em như thể chân tay”
Mà sao chia rẽ, khác rày người dưng?
Ai ơi! Hãy nhớ, xin đừng
Anh em ghẻ lạnh, mà cưng người ngoài
Dù nghèo có một củ khoai
Sẵn lòng chia sớt lỡ ai đói nghèo
Dù giàu trong bếp thịt treo
Chớ có bủn xỉn, mà kéo người nhà
Anh em lòng chớ cách xa
Đừng chia nắm đất, đừng ra phiên tòa
Nếu lòng thương mẹ yêu cha
Nhớ đừng ganh tị cho nhà ấm êm
Đừng ngồi nói xấu, nói thêm
Làm cho cha mẹ đau mềm ruột gan
Đừng ngồi kêu réo thở than
Phân chia tài sản, đứa sang đứa hèn
Làm đau cha mẹ mấy phen
Để khi nhắm mắt thổi kèn đám ma
Dù tốt máu của người ta
Anh em máu xấu cũng ra một nhà
Máu gà nó thấm xương gà
Máu mình không thấm máu nhà người ta
Anh em một ruột dứt ra
Đừng như nước lã để cha mẹ buồn!
(Tác giả: Bách Tùng Vũ)
Mẹ bé đi làm vắng
Bé ở nhà với em
Em múa cho bé xem
Võng đu cho bé thích
Lúc nào bé đòi nghịch
Em lấy cho đồ chơi
Lúc nào bé ngủ rồi
Em buông màn cho bé.
(Tác giả: Thùy Dung)
Chị gái tám mốt tuổi chân què
Chị dâu tám mươi hai lưng còng
Rủ nhau ra thăm em ốm.
Đêm, ngồi bóp chân cho em ngủ
Mỗi chị một chân
Em – Tết này vào tuổi bảy lăm
Hai chị không nói gì
Nhưng em nghe từ ngón tay gầy guộc lời ru thuở cánh cò cánh vạc
Một chị gọi: – Cậu ơi!
Một chị gọi: – Chú ơi!
Cả hai chị đều là chị… ruột
Sáng ra, mấy đứa cháu đùa nghịch:
– Một bà còng một bà què
Đây là đoàn xiếc Nghệ An ra
Mua ngay, không hết vé
Ba chị em nhìn nhau cười nước mắt ướt má
(Tác giả: Nguyễn Bùi Vợi)
Tình cảm anh em ruột thịt vừa thiêng liêng, vừa đáng trân trọng để gắn kết những người thân yêu. Những câu thành ngữ tục ngữ về anh em thể hiện rõ nét hình ảnh thân thương:
Anh em trong gia đình yêu thương lẫn nhau tạo không khí ấm áp và tràn đầy niềm vui. Những câu ca dao về tình anh em và tầm quan trọng đối với cuộc sống:
Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ nói về tình anh em hay và cảm động nhất:
Thành ngữ tục ngữ nói về tình cảm anh em trong gia đình được đúc kết từ những trải nghiệm của ông cha ta.
Tình anh em ruột thịt là điều thiêng liêng khiến mỗi người đều cảm thấy ấm áp và thân thương. Những câu ca dao tục ngữ về anh em về tình cảm gắn kết, đong đầy giữa anh em trong gia đình:
Các câu ca dao tục ngữ về anh chị em khẳng định tình cảm đáng quý giữa người thân ruột thịt với nhau:
Những câu ca dao tục ngữ thành ngữ về tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình mà còn cả quan hệ bên ngoài xã hội:
Đất nước Việt Nam tươi đẹp nổi tiếng với những con người chan hòa yêu thương, trước hết bắt đầu từ gia đình. Ca dao tục ngữ về tình nghĩa anh em đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta cần phát huy:
Tình yêu thương giữa anh chị em giữ vai trò quan trọng hình thành mối quan hệ bền chặt của gia đình. Câu ca tục ngữ ca dao hay về tình cảm thiêng liêng giúp khuyên anh em nên quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Chị em đùm bọc lẫn nhau để cùng đỡ đần, sẻ chia niềm vui nỗi buồn, bao dung những người có cùng dòng máu. Tổng hợp ca dao tục ngữ về chị em tương thân tương ai từ tấm bé đến khi trưởng thành:
Quan hệ chị em dâu tương đối phức tạp từ xưa đến nay tương tự như mẹ chồng nàng dâu. Các câu ca dao tục ngữ cũng đa dạng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa:
Một số ca dao tục ngữ về anh chị em được nhiều người biết đến và đánh giá cao:
Tổng hợp tục ngữ ca dao về tình cảm anh em ruột thịt quan trọng hình thành nên nhân cách con người:
Ca dao về tình anh em ruột thịt ca ngợi mối quan hệ gia đình gắn kết và được xem trọng từ xưa đến nay. Những câu nói dân gian ý nghĩa gửi gắm hy vọng của ông cha ta để thế hệ sau biết yêu thương và trân trọng người thân của mình.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.
1. Thành lập Triều đại Bài hát phía Bắc. Mối quan hệ giữa bài hát…
Trong tiếng Anh, việc sử dụng S hoặc ES là một trong những quy tắc…
Câu bị động với động từ khuyết thiếu được xem là một kiến thức nâng…
1. Cuộc chinh phục của người Mông Cổ và sự thành lập triều Nguyên Năm…
Câu thụ động hiện được coi là một kiến thức ngữ pháp quan trọng bằng…
Đầu năm 1848, tình hình cách mạng đã chín muồi ở Pháp. Người dân của…
This website uses cookies.