08 bước để viết bài chuẩn SEO dành riêng cho website trường mầm non

08 bước để viết bài chuẩn SEO dành riêng cho website trường mầm non

Chuẩn SEO là gì?

Bản chất của việc SEO là tối ưu hóa để website thân thiện với công cụ tìm kiếm, chủ yếu là Google. Do đó, chuẩn SEO được hiểu là những tiêu chuẩn cần áp dụng để được Google xếp hạng cao. Các chuẩn này liên quan đến việc thiết kế website thế nào, hình thức và bố cục ra sao, nội dung bài viết cần đáp ứng những tiêu chí gì,… để đạt chuẩn.

Bộ tiêu chuẩn của Google bao phủ nhiều phạm vi khác nhau liên quan đến: tên miền, website, webpage, đường link. Ở cấp độ bài viết, người làm SEO không thể bỏ qua những tiêu chí tối quan trọng, chẳng hạn như:

  • Vị trí xuất hiện từ khóa trong các thẻ meta, tiêu đề, đường link,…
  • Độ dài bài viết và mật độ từ khóa 
  • Độ sâu của bài viết và mức độ trùng lặp nội dung 
  • Chất lượng của đường link: inbound và outbound
  • Tối ưu hóa ảnh chụp, video liên quan

8 bước để viết bài chuẩn SEO cho trường mầm non

1. Nghiên cứu và xác định từ khóa cần viết

2. Lập dàn ý nội dung cho bài viết

3. Bắt tay vào viết nháp

Xem Thêm:  ⭐Ngày hội “Explore The Dewey Schools”- Học sinh thích thú, Phụ huynh ấn tượng

4. Bổ sung và chỉnh sửa

5. Đưa từ khóa vào những vị trí quan trọng

6. Tiếp tục chỉnh sửa hoàn thiện

7. Bổ sung ảnh, video, link,… liên quan

8. Upload bài viết lên web, tinh chỉnh để tối ưu

Cùng Mầm non Cát Linh phân tích chi tiết từng bước một nhé:

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA CẦN VIẾT 

Cần phải xác định một từ khóa phù hợp để làm từ khóa chính cho mỗi bài viết. Cùng với đó là một vài từ hoặc cụm từ khác có liên quan nhưng khác nhau 1 chút về câu chữ, gọi là từ khóa phụ.

Ví dụ như từ khóa chính là “Phương pháp Montessori” thì từ khóa phụ có thể là “giáo cụ Montessori, cách áp dụng Montessori qua các trò chơi”

Khi viết nội dung trong những bước tiếp theo, bạn sẽ chủ yếu dùng từ khóa chính. Những cũng có khi thay bằng từ khóa phụ để đa dạng hóa, tránh lặp từ và đảm bảo phù hợp với văn cảnh. 

Vậy cách xác định từ khóa như thế nào. XEM NGAY BÀI VIẾT dưới đây chủ trường nhé.

CÁCH XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA CHUẨN SEO CHO TRƯỜNG MẦM NON

LẬP DÀN Ý NỘI DUNG CHO BÀI VIẾT

Bài viết cần có mở bài thân bài và kết luận. Dàn ý là làm chi tiết phần thân bài. Cần tập trung những ý chính xung quanh chủ đề bài viết, chính là từ khóa trung tâm.

Chẳng hạn như bài viết cho từ khóa “đi học sớm” thì dàn ý có thể gồm những ý chính sau:

– Độ tuổi nào phù hợp cho bé đi học?

– Cho con đi học cần lưu ý những gì?

Xem Thêm:  Giải đáp thắc mắc của phụ huynh về tuyển sinh của mầm non STEAMe Garten

– Làm thế nào để bé đi học nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới?….

Bạn hãy tìm hiểu xem phụ huynh thì quan tâm đến vấn đề gì. Từ đó sẽ chọn những nội dung xoay quanh vấn đề đó. Bắt đầu từ người đọc muốn gì, bạn sẽ tìm được dàn ý phù hợp.

BẮT TAY VÀO VIẾT NHÁP sau đó BỔ SUNG VÀ CHỈNH SỬA

Việc viết nháp rất quan trọng. Cơ bản thì chúng ta sẽ có bài viết thô ban đầu, xung quanh dàn ý mà mình đã lập ra. Sau khi viết nháp xong thì bổ sung và chỉnh sửa để thêm hay bớt nội dung, diễn đạt cho rõ ý, hay có thể là chỉnh sửa những lỗi lặt vặt. 

Về độ dài, bài viết nên trên 500 từ. Độ dài từ 1.500 – 2.000 từ sẽ hiệu quả nhất và phải đảm bảo nội dung chất lượng. 

CHÈN TỪ KHÓA VÀO NHỮNG VỊ TRÍ QUAN TRỌNG

Bước này cần áp dụng kỹ thuật SEO. Giờ bạn đếm xem trong bài viết của mình có tất cả bao nhiêu từ. Trong đó từ khóa cần viết được lặp lại bao nhiêu lần. Tần suất lặp lại không đủ hoặc quá nhiều thì không tốt.

Nếu mức độ lặp lại quá ít, cả Google và người đọc khó nhận biết được tiêu điểm mà bạn đang hướng tới. Nhưng nếu lặp đi lặp lại quá nhiều, người đọc sẽ cảm thấy chán và Google sẽ coi bạn là spam. Cả 2 trường hợp đều không có lợi, bạn nên điều chỉnh tần suất của từ khóa cho phù hợp. 

Số lần lặp lại từ khóa khoảng 100 – 150 từ. Có thể dùng từ khóa đồng nghĩa cho phù hợp với văn cảnh.

Xem Thêm:  “Làm bạn” với tuổi dậy thì cùng workshop Giáo Dục Giới Tính tại Dewey Cầu Giấy

Từ khóa cần xuất hiện ở những vị trí sau:

– Trong các thẻ meta của trang: thẻ meta, meta keyword, meta description

– Tiêu đề bài viết và tiêu đề phụ

– Trong đoạn đầu của nội dung chính, tốt nhất là trong 90 ký tự đầu tiên

– Trong link đến website khác, hoặc link đến bài viết khác. 

Cần lưu ý khi bổ sung từ khóa vào bài, cần đảm báo tính tự nhiên của mạch văn. 

BỔ SUNG ẢNH, VIDEO, LINK,… CÓ LIÊN QUAN để hoàn thiện bài viết

Ảnh chụp, video cũng là nội dung mà nhiều người đọc quan tâm. Tốt nhất nên sử dụng hình ảnh tự chụp hoặc hình ảnh có bản quyền. Căn chỉnh kích thước cho hợp lý và chèn vào vị trí phù hợp trong bài viết, kèm theo chú thích đi kèm. 

UPLOAD BÀI VIẾT LÊN WEBSITE VÀ TÙY CHỈNH ĐỂ TỐI ƯU 

Quá trình đăng bài cũng cần được lưu ý để bài đăng có thể hoàn chỉnh nhất, phù hợp với ý muốn của người viết. Hãy theo dõi và rà soát lại cho chuẩn chỉ bạn nhé.


Để tìm hiểu thêm về các gói dịch vụ của Mầm non Cát Linh, anh chị xem chi tiết

TẠI ĐÂY

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách thức để tạo ra bài viết chuẩn SEO dành riêng cho trường mầm non. Hy vọng với những chia sẻ này, chủ trường sẽ có thêm kiến thức về một kênh tuyển sinh hiệu quả nhé.

 

Dinh Quyen

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học, với hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu (Wiki). Ông là con trai của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng hiếu học. Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2010.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *